Giai đoạn ăn dặm của trẻ tuy rất thú vị những cũng không ít mệt mỏi. Mẹ hãy áp dụng ngay 5nguyên tắc cho trẻ ăn dặm dưới đây để bé ăn hết veo ngay từ ngày đầu tiên nhé.
Giai đoạn chuyển đổi từ sữa mẹ hoàn toàn sang sữa mẹ và các thức ăn khác có lẽ là sự thay đổi lớn đầu tiên kể từ khi bé ra đời. Hầu hết trẻ đều bắt đầu ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi. Thức ăn dặm bao gồm các loại bột ngũ cốc, cháo và đến khi trẻ đủ răng có thể ăn cơm.
Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm là bố mẹ phải hiểu rõ về giai đoạn này trước tiên. Chỉ nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm khi bé có các dấu hiệu sẵn sàng với các loại thức ăn mới, có thể ngồi thẳng để ăn. Bên cạnh đó, phản xạ của lưỡi thay đổi, không đẩy mọi thứ ra ngoài cũng như tay có thể ban đầu cầm nắm đồ ăn. Nếu trẻ chưa sẵn sàng, việc ăn dặm có thể mang đến những mệt mỏi, khiến bé sợ ăn, bỏ ăn.
Xác định các loại thực phẩm cho trẻ ăn dặm hoàn toàn không dễ. Nguyên tắc là bố mẹ hãy chọn các loại thực phẩm giàu sắt và vitamin C vì đây là hai chất vô cùng cần thiết cho giai đoạn phát triển này của trẻ.
Các loại thực phẩm giàu sắt và viatmin C có thể kể đến là thịt đỏ, bông cải, lòng đỏ trứng gà, đậu găng.
Nên chọn cho bé các loại thực phẩm giàu sắt khi ăn dặm (Ảnh: Internet)
Một số nguyên tắc cho trẻ ăn dặm bao gồm: ít đến nhiều, loãng đến đặc, ngọt đến mặn cũng là những điều bố mẹ cần lưu ý.
Mật ong, các loại hạt và nho là 3 loại thực phẩm không nên cho trẻ ăn trong giai đoạn này vì thành phần không phù hợp vưới hệ tiêu hóa còn non nớt của bé, có thể gây ra ngộ độc hoặc rối loạn tiêu hóa.
Khi ăn dặm, không nên cho bé ăn các loại hạt (Ảnh: Internet)
Các loại hạt có hình tròn không chỉ không nên cho trẻ ăn vì thành phần dinh dưỡng không phù hợp mà còn bởi nguy cơ hóc, nghẹn, rất nguy hiểm cho trẻ. Khi bé đủ lớn, có thể cho con ăn các loại hạt giàu dinh dưỡng này dưới dạng bột mịn, trộn chung với cháo.
Mẹ cũng cần rất lưu ý để phòng ngừa con bị dị ứng với một vài loại hạt như hạnh nhân, hạt điều,...
Mặc dù trẻ đã ăn dặm, nhưng mẹ nên duy trì cho bé ăn sữa mẹ càng lâu càng tốt, có thể đến 1 tuổi rưỡi hoặc 2 tuổi. Ban đầu, nên để tỉ lệ thức ăn dặm chiếm một phần nhỏ, sữa mẹ và sữa công thức chiếm tỉ lệ chủ yếu. Sau khi hệ tiêu hóa của bé dần hoàn thiện, mẹ hãy tăng dần lượng bột, cháo ăn dặm. Lượng sữa công thức trong giai đoạn này khoảng 500-750ml mỗi ngày.
Đa dạng thực phẩm là nguyên tắc cho trẻ ăn dặm rất quan trọng (Ảnh: Internet)
Để trẻ hứng thú với mỗi bữa ăn rất cần sự đa dạng và phong phú trong thực đơn hàng ngày. Đừng tạo cho bé thói quen chỉ ăn một món mà hãy đưa ra nhiều lựa chọn hấp dẫn để bé luôn háo hức với bữa ăn, từ đó việc ăn dặm trở nên vui vẻ và đơn giản hơn nhiều cho cả mẹ và bé.