Đau tim là một trường hợp cần cấp cứu y tế khẩn cấp do nguồn cung cấp máu cho tim đột ngột bị tác nghẽn. Các cơn đau tim khi xảy ra có các triệu chứng rõ ràng nên mọi người có thể nhận thấy và tiến hành điều trị khẩn cấp. Tuy nhiên có những cơn đau tim xảy ra đột ngột - có thể có những dấu hiệu cảnh báo trước đó, chẳng hạn như khó chịu ở ngực, mệt mỏi và khó thở.
Nhận diện được những dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim vài tháng trước khi cơn đau tim xuất hiện này giúp người có nguy cơ dễ dàng tìm được phương án ứng phó cũng như nâng cao cơ hội phục hồi nhanh chóng và triệt để.
Những khó chịu ở ngực là dấu hiệu phổ biến nhất cảnh báo nguy hiểm về tim. Nếu bạn bị tắc động mạch hoặc đang bị đau tim, bạn có thể cảm thấy đau nhức hoặc tức ngực. Cảm giác này thường kéo dài hơn vài phút, bắt đầu khi bạn đang nghỉ ngơi hoặc đang vận động thể chất.
Nếu như cơn đau xảy ra rất ngắn hoặc bạn cảm thấy đau hơn khi chạm hoặc ấn vào thì có thể vấn đề này không nằm ở tim. Tuy vậy bạn vẫn cần nhờ tới bác sĩ để kiểm tra nếu các triệu chứng phát triển nghiêm trọng hơn và không biến mất sau vài phút.
Ngoài ra, phụ nữ có thể gặp các vấn đề liên quan tới tim, bao gồm cả đau tim mà không có dấu hiệu đau ngực.
Một số người phát triển các triệu chứng liên quan tới dạ dày và thực quản trong những cơn đau tim. Các nhà nghiên cứu giải thích điều này là do các cơ quan này nằm gần tim và phụ nữ dường như gặp các triệu chứng này nhiều hơn so với nam giới.
Tất nhiên là các vấn đề tiêu hóa có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau và không liên quan tới tim chẳng hạn như ngộ độc thực phẩm hay do ăn các thức ăn cay nóng quá nhiều. Nhưng các triệu chứng này cũng có thể gặp trong cơn đau tim do phản ứng của hệ tiêu hóa với việc thiếu oxy trong máu. Vì thế mà nếu bạn có nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch cao thì cần thăm khám sớm nếu gặp phải các dấu hiệu này.
Đọc thêm:
- Ăn không tiêu đầy bụng khó thở là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
- Khó thở khi nằm là do đâu? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Một triệu chứng đau tim cổ điển khác là cơn đau lan ra phần dưới của bên trái cơ thể. Hầu như cơn đau này sẽ bắt đầu từ ngực và di chuyển ra xung quanh. Và mặc dù đau ngực là triệu chứng phổ biến nhất của cơn đau tìm thì các vùng khác vẫn có thể chịu tác động. Ngoài cánh tay thì lưng, cổ, hàm hay dạ dày đều có thể phản ứng với cảm giác đau như bị đè, ép trong vài phút hoặc lâu hơn.
Nói cách khác, phản ứng cơn đau trên các bộ phận khác trên cơ thể là cách chúng nhận tín hiệu khi tim gặp rắc rối.
Rất nhiều lý do có thể khiến bạn chóng mặt, mất thăng bằng và có cảm giác nâng nâng thậm chí là cảm giác như ngất xỉu trong vài giây. Chẳng hạn như do bạn không ăn uống đủ chất, đủ no, mất nước hay do đứng dậy đột ngột.
Nhưng nếu như bạn bỗng nhiên cảm thấy lảo đảo kèm theo tức ngực hoặc khó thở thì bạn cần chăm sóc y tế ngay lập tức. Điều này cho thấy huyết áp của bạn đã giảm do tim không thể bơm máu ổn định như bình thường.
Cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức sau một ngày căng thẳng hoặc một đêm mất ngủ là hoàn toàn bình thường nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo trước một cơn đau tim.
Đó là khi bạn cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường và dường như bạn cảm thấy mình nghỉ ngơi không đủ (dù không phải vậy). Nguyên nhân được giải thích là do lưu lượng máu tới tim bị giảm, khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể.
Triệu chứng này phổ biến ở khoảng 70% phụ nữ trước khi cơn đau tim xuất hiện.
Trừ khi bạn đang trải qua thời kì mãn kinh hay vừa tập thể dục xong hoặc các bệnh lý liên quan tới mồ hôi quá phát, đổ mồ hôi quá nhiều hoặc toát mồ hôi lạnh có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim đang rình rập. Khi cơ thể của bạn có vấn đề "trục trặc" sẽ có trạng thái như khi bạn căng thẳng và dẫn tới đổ mồ hôi.
Hiện tượng sưng/phù chân, mắt cá chân hay bàn chân là dấu hiệu máu không được bơm khắp cơ thể hoặc lưu thông khó khăn. Nếu bạn không đang trong quá trình mang thai thì cần thăm khám sớm bởi ngoài vấn đề về tim thì có nhiều vấn đề tại gan, thân cũng gây sưng như vậy.
Nhịp tim đập nhanh có thể xảy ra khi bạn căng thẳng, tiêu thụ caffein quá nhiều hay do vừa hoạt động thể chất xong. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì tim đập nhanh có thể là triệu chứng của rung nhĩ(Atrial fibrillation – AFib). Đây là một rối loạn nhịp nhĩ nhanh và không đều. Các triệu chứng bao gồm: đánh trống ngực, đôi khi mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức, khó thở và thoáng ngất. Khi rung nhĩ, bệnh nhân có nguy cơ cao hình thành huyết khối trong tâm nhĩ, trôi theo dòng tuần hoàn gây đột quỵ.
Khó thở hẳn là một dấu hiệu phổ biến của một cơn đau tim được nhiều người biết đến. Ngoài khó thở thì thở khò khè kèm đau ngực, khó chịu, mệt mỏi và chóng mặt, buồn nôn cũng là triệu chứng cho thấy tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Nếu bạn cảm thấy mình di chuyển, vận động, leo cầu thang khó khăn hơn, điều này có thể cho thấy máu và oxy không được đưa tới các chi vận động một cách bình thường. Nên đây có thể là một vấn đề liên quan tới tim hoặc tuổi tác. Cần thăm khám sớm để bác sĩ tìm ra nguyên nhân bởi việc khó khăn trong vận động và di chuyển có ảnh hưởng lớn sinh hoạt thường ngày.
Triệu chứng này chiếm khoảng 47,8% phụ nữ trước khi cơn đau tim xuất hiện, theo Medical News Today. Giấc ngủ kém (do thiếu ngủ hay giấc ngủ bị gián đoạn) khiến huyết áp của một người không thể giảm vào ban đêm. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng huyết áp tăng cao vào ban đêm có liên quan đến tình trạng tăng huyết áp vào ban ngày, từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim.
Nhìn chung, việc nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo trước khi cơn đau tim xuất hiện là quan trọng bởi khi cơn đau tim cấp tính xảy ra nếu không có biện pháp sơ cứu đúng cách, người bệnh có thể bị ảnh hưởng tới tính mạng hoặc các biến chứng ảnh hưởng tới cuộc sống sau này. Liên hệ sớm với bác sĩ để có những tư vấn và kiểm tra cần thiết, đặc biệt nếu bạn nằm trong nhóm có nguy cơ bệnh tim cao.
Nguồn dịch:
1. The 11 warning signs of a heart attack that can appear months before having one
2. Warning signs of a heart attack a month before