Mổ ruột thừa nội soi được thực hiện như thế nào?

Mổ ruột thừa nội soi được thực hiện như thế nào?
Mổ ruột thừa nội soi là một thủ thuật phẫu thuật để loại bỏ ruột thừa giúp bệnh nhân nhanh hồi phục và ít biến chứng nhất.

Viêm ruột thừa là một tình trạng cần được điều trị khẩn cấp. Hầu hết các trường hợp đều được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Có hai loại phẫu thuật để điều trị viêm ruột thừa, bao gồm mổ ruột thừa nội soi và phẫu thuật mở ổ bụng. Trong đó, mổ ruột thừa nội soi được đánh giá là phương án điều trị giúp người bệnh nhanh phục hồi hơn.

1. Mổ ruột thừa nội soi là gì?

Mổ ruột thừa nội soi được thực hiện như thế nào?  - Ảnh 1.

Ảnh 1: Mổ ruột thừa nội soi là một phẫu thuật xâm lấn để loại bỏ phần ruột thừa bị viêm - Ảnh: thelancet

Đọc thêm:

- Viêm ruột thừa là gì? Những điều cần biết về viêm ruột thừa

- Chướng bụng sau mổ ruột thừa và những điều cần biết

Mổ ruột thừa nội soi là một phẫu thuật xâm lấn để loại bỏ phần ruột thừa bị viêm. Thời gian hồi phục của loại phẫu thuật này ngắn hơn so với mổ mở vì ít xâm lấn hơn.

Nội soi là một ống mềm có gắn máy quay phim và đèn chiếu. Thông qua một vệt rạch nhỏ ở bụng, ống nội soi cho phép bác sĩ phẫu thuật quan sát được ruột thừa. Với các dụng cụ phẫu thuật nhỏ được đưa qua ống thông vào 2 vết rạch nhỏ khác, bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện phẫu thuật loại bỏ ruột thừa.

2. Khi nào mổ ruột thừa nội soi được chỉ định?

Mổ ruột thừa nội soi được thực hiện như thế nào?  - Ảnh 2.

Mổ ruột thừa nội soi là một phẫu thuật cấp cứu thường được bác sĩ chỉ định khi ruột thừa bị viêm - Ảnh: istockphoto

Ruột thừa tạo ra một loại protein giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, tuy nhiên, sự hiện diện của nó cũng không quá quan trọng đối với người trưởng thành. Các bộ phận khác của cơ thể có thể đảm nhận được chức năng của ruột thừa khi nó bị loại bỏ.

Mổ ruột thừa nội soi là một phẫu thuật cấp cứu thường được bác sĩ chỉ định khi ruột thừa bị viêm và nhiễm trùng. Viêm ruột thừa có thể dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, sưng tấy vùng bụng phía dưới bên phải, ăn mất ngon, buồn nôn, sốt và các triệu chứng khác về tiêu hóa.

Mổ ruột thừa nội soi cũng có một số ưu điểm nhất định so với mổ hở phải kể đến như:

- Thời gian người bệnh phải nhập viện ngắn hơn

- Mau chóng phục hồi hơn

- Ít đau hơn sau phẫu thuật

- Để lại sẹo ít hơn

Tuy nhiên, bác sĩ cũng có thể quyết định mổ ruột thừa nội soi thành phẫu thuật mở ổ bụng trong một số trường hợp, chẳng hạn như:

- Ruột thừa bị vỡ

- Nhiễm trụng nặng hoặc áp xe

- Không thể quan sát được ruột thừa ở bệnh nhân béo phì, do mô sẹo từ phẫu thuật trước đó; hoặc bệnh nhân có bệnh lý về tim mạch, phổi hoặc rối loạn chảy máu.

3. Mổ nội soi ruột thừa như thế nào?

Mổ ruột thừa nội soi được thực hiện như thế nào?  - Ảnh 3.

Thông thường, các ca mổ ruột thừa nội soi cần 3 vết rạch trên bụng - Ảnh: emedicinehealth

Khi được chỉ định mổ ruột thừa nội soi, người bệnh sẽ được gây mê toàn thân để thực hiện phẫu thuật. Khi người bệnh đã được gây mê, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường nhỏ gần rốn để đưa thiết bị chuyên dụng vào. Cổng này sẽ tạo ra một khe hở để bác sĩ phẫu thuật làm đầy khí trong ổ bụng, tạo không gian để thực hiện phẫu thuật.

Tiếp theo, một chiếc camera cũng được bác sĩ đưa vào để quan sát bên trong ổ bụng thông qua màn hình trong phòng phẫu thuật. Khi đã quan sát được rõ ràng, bác sĩ sẽ đưa nhiều dụng cụ chuyên dụng vào thông qua các vết rạch khác trên bụng người bệnh.

Cuối cùng, bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ ruột thừa và lấy nó ra bên ngoài thông qua các vết rạch. Thông thường, các ca mổ ruột thừa nội soi cần 3 vết rạch trên bụng, tuy nhiên số vết rạch cũng có thể thay đổi tùy vào từng trường hợp khác sau.

Bác sĩ phẫu thuật cũng có thể đặt một ống nhựa được gọi là ống dẫn lưu trong khi phẫu thuật. Chính ống này sẽ giúp chất lỏng chảy ra ngoài từ khu vực phẫu thuật trong thời gian người bệnh hồi phục. Ống dẫn lưu này sẽ được bác sĩ rút ra sau đó.

Ngoài ra, các vết rạch trên bụng người bệnh có thể cần được mở rộng hơn để hoàn thành ca mổ an toàn nếu bác sĩ nhận định tình trạng viêm ruột thừa phức tạp hơn. Bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa ra quyết định này trong quá trình phẫu thuật.

Cuối cùng, khi kết thúc phẫu thuật, bác sĩ sẽ đóng vết mổ bằng những mũi khâu nhỏ.

4. Thời gian hồi phục cho phẫu thuật cắt ruột thừa nội soi

Mổ ruột thừa nội soi được thực hiện như thế nào?  - Ảnh 4.

Mổ ruột thừa nên nghỉ bao lâu? Đáp án là người bệnh nên nghỉ ngơi từ 1-4 tuần - Ảnh: everydayhealth

Sau khi mổ ruột thừa nội soi, bệnh nhân có thể được xuất viện ngay trong ngày hoặc ngày hôm sau trừ trường hợp bị nhiễm trùng nặng cần được bác sĩ theo dõi thêm.

Ngoài ra, nhiều người vẫn thắc mắc mổ ruột thừa nội soi nghỉ bao lâu. Đáp án là người bệnh sau mổ ruột thừa nội soi nên nghỉ ngơi trong khoảng 1-3 tuần, sau đó có thể trở lại các hoạt động bình thường.

Người bệnh nên tuân theo chỉ dẫn về chế độ ăn uống theo lời dặn của bác sĩ trong vài ngày. Đặc biệt, vài ngày sau mổ ruột thừa, nên tránh các hoạt động mạnh và gắng sức.

5. Các biến chứng có thể xảy ra khi mổ ruột thừa nội soi

Biến chứng của mổ ruột thừa nội soi không xảy ra thường xuyên. Các biến chứng người bệnh có thể gặp phải sau phẫu thuật bao gồm: chảy máu, nhiễm trùng ở khu vực phẫu thuật, thoát vị ruột, xuất hiện các cục máu đông và vấn đề về tim.

Ngoài ra, bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng có nguy cơ làm tổn thương các bộ phận khác trong cơ thể. Đối với mổ ruột thừa nội soi, điều này cũng có thể xảy ra nhưng vô cùng hiếm gặp. Chẳng hạn như việc phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa có thể làm tổn thương các khu vực lân cận như bàng quang, ruột già hoặc ruột non.

Nguy cơ áp xe sau phẫu thuật cũng có thể xảy ra nếu tình trạng viêm ruột thừa ở thời điểm phẫu thuật quá nghiêm trọng. Trường hợp này có thể cần được bác sĩ theo dõi và điều trị thêm.

Nhìn chung, hầu hết các biến chứng do mổ ruột thừa là rất hiếm, hầu như không bao giờ xảy ra. Nếu có lo lắng về các biến chứng, hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

Mổ ruột thừa nội soi được thực hiện như thế nào?  - Ảnh 5.

Người bệnh cần tái khám sau khi phẫu thuật từ 1-4 tuần - Ảnh: istockphoto

6. Khi nào người bệnh nên đến gặp bác sĩ sau khi phẫu thuật?

Người bệnh cần tái khám sau khi phẫu thuật từ 1 - 4 tuần. Trong lần gặp này, bác sĩ sẽ đánh giá vết thương và quá trình hồi phục của người bệnh.

Tuy nhiên, nếu có một số vấn đề bất thường nào dưới đây, hãy gọi ngay cho bác sĩ để nhận được tư vấn:

- Người bệnh sốt cao trên 38,5 độ C

- Đau dữ dội hoặc sưng ở bụng

- Cảm thấy đau bụng hoặc nôn nao

- Người bệnh không thể ăn uống

- Thấy máu hoặc mủ chảy ra từ các vết rạch khi thực hiện phẫu thuật

- Người bệnh đau và uống thuốc giảm đau không thấy đỡ

- Cảm giác khó thở hoặc ho không dừng

Nguồn tham khảo:

1. https://www.medicinenet.com/recovery_time_for_laparoscopic_appendectomy/article.htm

2. https://www.sages.org/publications/patient-information/patieninformationt--for-laparoscopic-appendectomy-from-sages/


Tác giả: Tiểu Quyên