Mỡ nội tạng có thể làm gia tăng các vấn đề về sức khỏe như tăng kháng insulin, ức chế hormone chất béo, tăng phản ứng viêm. Người có lượng mỡ nội tạng dày có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường 20%.
Đây là một loại mỡ cơ thể dự trữ ở vùng khoang bụng, tiếp giáp với hệ tiêu hóa gồm gan, ruột, dạ dày. Do gần vị trí gan nên dễ dàng biến thành cholesterol di chuyển trong máu. Chúng được tích tụ trong các động mạch làm tăng nguy cơ hẹp động mạch, xơ vữa động mạch.
Ở nam giới, tuổi tác và di chuyển là một trong thủ phạm gây ra mỡ nội tạng, bên cạnh các tác nhân uống rượu bia, hút thuốc, ăn nhiều chất béo làm tăng kích cỡ vòng 2.
Còn phụ nữ cứ già đi thì cơ thể lại tích mỡ nhiều hơn. Đặc biệt là thời kỳ mãn kinh, chất béo tăng lên nhưng khối lượng cơ lại giảm đi. Ngay cả không tăng cân thì phụ nữ mãn kinh đều có nguy cơ bị mỡ nội tạng.
Tuy loại mỡ này có chức năng bảo vệ các bộ phận bên trong cơ thể nhưng tổng khối lượng mỡ không được vượt quá 10-15% tổng lượng chất béo. Nếu vượt quá sẽ dẫn tới các bệnh nguy hiểm như giãn tĩnh mạch, rối loạn trao đổi chất, rối loạn nội tiết tố, nhồi máu cơ tim…
Theo bác sĩ Daniel Bubnis - cố vấn dinh dưỡng y tế tờ báo Medical News cho biết: nếu lấy tỷ lệ kích thước vòng eo và kích thước hông trên 0,88 đối với nữ và trên 0,95 đối với nam thì người đó đang có lượng mỡ nội tạng dư thừa, đối mặt với nguy hiểm thường trực.
Một báo cáo của tổ chức Diabetes dành cho những người tiểu đường tại châu Âu cho thấy mỡ nội tạng còn liên quan ung thư vú, đại tràng, bệnh Alzheimer.
Đây là bài tập cực kỳ đơn giản dành cho bạn khi có thể thực hiện ở bất cứ đâu. Các bạn nên sắp xếp thời gian khoảng 1 tiếng/ngày để hình thành thói quen. Khi hoạt động, tất cả các bộ phận trên cơ thể đều tham gia việc đốt cháy lượng mỡ dư thừa, góp phần tiêu hao mỡ nội tạng và đẩy lùi gan nhiễm mỡ hiệu quả.
Phương pháp này cần phải chú ý 3 điều như sau
- Chạy theo quãng đường tăng dần, tuyệt đối không nên chạy quá sức một lúc mà hãy tăng dần lên để cơ thể bắt kịp.
- Những người quá cân đi kèm huyết áp cao thì không khuyến khích chọn việc chạy bộ mà nên chuyển sang bộ môn đi bộ nhanh, bởi vì trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ gây áp lực lên 2 khớp gối.
- Chuẩn bị đầy đủ phụ kiện để chạy gồm giày, quần áo, nước để cho buổi chạy đạt hiệu quả tối ưu.
Đây là bài tập thể dục vận động cơ bản phù hợp với mọi lứa tuổi. Những ai đang gặp tình trạng béo phì nên chọn bài tập này.
Đi bộ nhanh tiêu thụ rất nhiều calo và cải thiện hiệu quả trao đổi chất bên trong, giúp tiêu thụ mỡ nội tạng nhanh hơn.
Một lưu ý khi chạy bộ nhanh là bạn phải cố gắng giữ tốc độ khi đi bộ, nếu chậm quá sẽ không đạt được hiệu quả, mức phù hợp từ 5-6 km một giờ.
Đi xe đạp là bài tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đây là môn thể thao rất tốt cho tim mạch, cũng như giúp giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, người bị bệnh khớp không nên đi xe đạp trong thời gian dài.
Những dịp nghỉ ngơi cuối tuần, bạn có thể đặt mục tiêu đi quãng đường dài hơn cũng với bạn bè, người thân… và ngắm cảnh dọc đường giúp giải tỏa căng thẳng.
Khi đi xe đạp, bạn nên trạng bị cho mình nón bảo hộ, một bộ quần áo thoải mái. Mùa đông, nên mặc ấm và luôn chuẩn bị chai nước treo sẵn trên xe, tốt nhất là nên uống nước ấm.
Bơi lội rất tốt cho những ai đang gặp vấn đề mỡ nội tạng khi trung bình đốt cháy calo khi bơi trong 20 phút tương đương với chạy bộ trong 1 giờ.
Trước khi xuống bể bơi cần phải khởi động kỹ tránh chuột rút, co cơ, đồng thời nếu bơi vào mùa Đông, cần chọn các bể có nước nóng, tắm sạch và lau khô người sau khi bơi để tránh nguy cơ cảm lạnh, viêm phổi.