Mổ cong vẹo cột sống có nguy hiểm không?

Mổ cong vẹo cột sống có nguy hiểm không?
Mổ cong vẹo cột sống chèn thanh cố định (hoặc thanh tạm thời) định hình thẳng cho cột sống như ban đầu là lựa chọn cuối cùng khi mà các biện pháp điều trị khác không thích hợp hay không đem lại kết quả tốt. Vậy mổ cong vẹo cột sống có nguy hiểm không?

1. Mổ cong vẹo cột sống là gì?

Mổ cong vẹo cột sống là phương pháp can thiệp sử dụng thanh nắn chỉnh cột sống và hợp nhất đốt sống lại để đưa nó về hình dạng ban đầu.

Quy trình phẫu thuật cong vẹo cột sống bao gồm 4 bước:

- Bước 1: Bác sĩ rạch một đường nhỏ ở bên cạnh cột sống của bạn rồi lắp vào đấy một chiếc ống (thanh). Đây là một bước rât quan trọng do nhờ chiếc ống này mà phẫu thuật mổ cong vẹo cột sống được gọi là phẫu thuật có tính chất ít xâm lấn.

- Bước 2: Bác sĩ sẽ bắt đầu với việc khoan tủy và việc bắt vít cố định qua ống vừa lắp. Dựa vào máy móc mà việc định vị bắt vít được thuận tiện hơn và mỗi ống có thể bắt tối đa được 10 vít.

Cũng nhờ thế mà một bệnh nhân khi thực hiện mổ cong vẹo cột sống chỉ bị rạch từ 2 - 3 đường mổ mà thôi.

- Bước 3: Bác sĩ sẽ sử dụng 2 sợi dây được làm bằng thép y tế chuyên dụng và luồn 2 sợi dây này xuôi theo những trụ vít đã được bắt sẵn trong cột sống ở bước 2. Tiếp theo bác sĩ sẽ siết vít lại và gỡ trụ ra.

Các bác sĩ cho biêt 2 sợi dây thép chuyên dụng trong mổ cong vẹo cột sống đóng vai trò làm một giá đỡ và hỗ trợ lực để cột sống có thể hoạt động bình thường sau khi hoàn thành phẫu thuật.

- Bước 4: Ở bước 4 - cũng là bước cuối cùng này, bác sĩ sẽ sử dụng 2 chiếc kìm để vặn 2 sợi thép này sao cho uốn cột sống của bệnh nhân trở về vị trí thẳng.

2. Mổ cong vẹo cột sống có nguy hiểm không?

Cũng giống như bất kì một dạng phẫu thuật nào khác thì mổ cong vẹo cột sống cũng khá nguy hiểm vì có thể gây ra những tác dụng phụ của phẫu thuật hay biến chứng không mong muốn.

Một số yếu tố bạn nên chú ý khi lựa chọn mổ cong vẹo cột sống đó là:

- Chọn bệnh viện uy tín, bác sĩ có kỹ thuật giỏi và chuyên nghiệp

- Phối hợp thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, chuẩn bị những điều cần thiết trước khi phẫu thuật

- Sau mổ cong vẹo cột sống kết thúc thì cần chú ý tới các bài tập phục hồi chức năng, nhưng xét về khía cạnh phục hồi thì việc có được sự linh hoạt như người bình thường là tương đối khó.

Một số biến chứng có thể gặp do phẫu thuật cong vẹo cột sống gây ra (theo số liệu của NCBI):

- Bị mất máu nghiêm trọng; nhiễm trùng tiết niệu do đặt ống thông; viêm tụy; và rối loạn chức năng ruột bị tắc nghẽn do cố định trong và sau phẫu mổ cong vẹo cột sống

- Tử vong (1%)

- Tổn thương thần kinh: liệt một phần hoặc toàn bộ, liệt tứ chi hoặc thiếu hụt thần kinh ngoại biên

- Mất chức năng cột sống bình thường

- Cột sống cứng sau phẫu thuật gây căng thẳng cho các bộ phận không hợp nhất của khung xương và trong trường hợp nghiêm trọng

- Đau sau phẫu thuật: 

- Nhiễm trùng sau phẫu thuật hoặc viêm

- Một số độ cong tiếp tục tiến triển sau khi hợp nhất cột sống do thanh gãy hoặc thất bại khác của thiết bị được sử dụng trong ca mổ cong vẹo cột sống.

- Biến dạng sagittal và gây xẹp cột sống cổ, ngực và/hoặc thắt lưng bị vượt quá mức gây ra biến dạng, không thể đi thẳng đứng

- Bướu xương sườn có thể xấu đi sau mổ cong vẹo cột sống

- Một số biến chứng lâu dài khác:

+ Đường cong tiếp tục phát triển

+ Không thể đi thẳng

+ Xuất huyết tiêu hóa

+ Biến dạng thân tăng

+ Biến dạng sagittal tăng

+ Xuất hiện lỗ rò ở màng phổi

+ Mù do tắc động mạch võng mạc trung tâm

+ Suy thận do niệu quản bị chèn ép

+ Tổn thương và thoái hóa rễ thần kinh do chèn ép

+ Viêm màng não tái phát

+ Nôn mãn tính, liên tục

+ Hội chứng Cast syndrome

Nguồn dịch: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2525632/


Tác giả: NVD