Mẹo nhỏ với cách bảo quản thực phẩm ngày Tết đúng cách

Mẹo nhỏ với cách bảo quản thực phẩm ngày Tết đúng cách
Thời điểm Tết các nhà thường nấu nhiều món ăn ngon vì vậy mà thường dẫn tới tình trạng thừa nhiều thức ăn. Nếu bảo quản không đúng cách thực phẩm rất dễ bị hỏng. Mách bạn cách bảo quản thực phẩm ngày Tết qua bài viết dưới đây!

Vào dịp Tết, nhiều gia đình thường chuẩn bị rất nhiều thức ăn để đón khách hay cúng nên việc còn thừa là điều khó tránh khỏi. Nhưng không phải ai cũng biết bảo quản thực phẩm đúng cách. Việc bảo quản thực phẩm đúng cách sẽ giúp bạn có một bữa ăn ngon miệng đồng thời đảm bảo sức khỏe.

1. Bảo quản thực phẩm có tác dụng như thế nào?

Bảo quản thực phẩm có tác dụng gì? Bảo quản thực phẩm là quá trình xử lý thức ăn nhằm phòng tránh hay làm chậm việc thức ăn bị hư hỏng, nhờ đó thực phẩm sẽ giữ được lâu hơn. Phương pháp bảo quản sẽ ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm men, nấm mốc,… đồng thời làm chậm quá trình oxy hóa của chất béo để tránh tình trạng ôi thiu.

Bảo quản thực phẩm còn làm chậm sự suy giảm thẩm mỹ của thực phẩm, như quả táo chuyển sang màu nâu do enzyme sau khi cắt, diễn ra trong quá trình chuẩn bị thức ăn.

2. Các phương pháp bảo quản thực phẩm

Một số phương pháp bảo quản phổ biến là:

Muối chua

Muối chua là phương pháp chuyển đường thành acid lactic, nhờ đó có lợi cho hệ tiêu hóa. Cách Ca này rất dễ thực hiện và thường sử dụng cho các loại rau, củ như, cà pháo, củ cải, cà rốt, dưa leo

Tuy nhiên, các thực phẩm đã qua quá trình muối chua không nên để trong thời gian dài do chúng chứa hàm lượng muối cao, khiến người sử dụng dễ mắc các bệnh về thận, tim mạch, huyết áp. Thêm vào đó, khi dùng thực phẩm quá chua sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nói chung và dạ dày nói riêng.

Cách bảo quản thực phẩm ngày Tết như thế nào là chuẩn?  - Ảnh 1.

Phương pháp muối chua được áp dụng đối với nhiều loại thực phẩm (Nguồn: Internet)

Sấy khô giúp bảo vệ thực phẩm hiệu quả

Sấy khô là cách bảo quản đã được áp dụng từ lâu. Bạn có thể sấy khô để bảo quản nhiều thực phẩm từ cá, thịt cho tới rau củ hay hoa quả. Nguyên tắc hoạt động của phương pháp này là làm giảm lượng nước có trong thực phẩm để phòng tránh vi khuẩn làm hỏng thức ăn.

Các loại hoa quả sấy khô phổ biến phải kể tới là mít, nho, xoài, chuối. Ngoài ra, các loại ngũ cốc như yến mạch, lúa mì cũng có thể dùng cách này.

Phương pháp sấy khô này có nhiều lợi ích như: Kéo dài thời gian bảo quản, tiết kiệm không gian lưu trữ, không tốn nhiều thời gian,… Tuy nhiên, cách này cũng có nhược điểm là làm mất đi lượng vitamin quan trọng do tác động dưới nhiệt độ cao.

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách bằng biện pháp đông lạnh

Đông lạnh được dùng phổ biến rộng rãi nhờ vào các máy móc bảo quản như tủ lạnh, tủ đông… Phương pháp này thông qua nhiệt độ thấp khiến vi khuẩn, vi sinh vật không thể phát triển hay hoạt động. Bạn có thể bảo quản các loại thực phẩm như cá, thịt, hải sản,… trong thời gian dài và giữ được hương vị nguyên bản.

Tuy nhiên, khi hoàn thành quá trình bảo quản trong tủ lạnh bạn phải dùng ngay để thức ăn đông không tiếp xúc lâu ở nhiệt độ thường và cần có cách thức rã đông khoa học để không làm mất dưỡng chất trong thực phẩm.

Cách bảo quản thực phẩm ngày Tết như thế nào là chuẩn?  - Ảnh 2.

Đông lạnh giữ thực phẩm tươi hơn cũng là biện pháp được nhiều người, nhiều gia đình áp dụng trong ngày Tết (Nguồn: Internet)

Bảo quản thực phẩm trong thùng xốp

Cách bảo quản này thường sử dụng cho rau, củ quả. Trước khi cho vào chai, lọ, hộp để bảo quản, thực phẩm cần được tiệt trùng và sơ chế sạch sẽ. Nhưng phương pháp này không đạt hiệu quả cao và ít được áp dụng hơn các cách trên do các vi khuẩn vẫn có thể tấn công và làm hỏng thức ăn.

Thêm vào đó, các hộp đựng thực phẩm sau khi mở ra dùng sẽ rất nhanh hỏng nếu không kịp thời chế biến. Ngoài ra, phương pháp này tốn sức trong khâu tiệt trùng và sơ chế vì nếu kém vệ sinh, không đạt chuẩn sẽ tác động xấu tới sức khỏe như bệnh về hệ tiêu hóa, đường ruột, ngộ độc thực phẩm.

Hút chân không là cách bảo quản thực phẩm hiệu quả, an toàn

Phương pháp hút chân không cần sự hỗ trợ của máy móc chứ không thể làm tại nhà như muối chua hay đông lạnh, đóng hộp. Để bảo quản, bạn cho thực phẩm vào hộp, túi nilon và tiến hành hút chân không, tạo môi trường kín để vi sinh vật không thể phát triển.

3. Cách bảo quản thực phẩm ngày Tết

Bảo quản thực phẩm tươi sống

Những loại thực phẩm còn tươi sống nên chia thành từng loại riêng trước khi cất vào tủ lạnh , nhờ vậy sẽ đồ ăn sẽ tươi lâu hơn và tiện hơn khi lấy ra sử dụng.

Nguyên liệu sống như thịt, cá, hải sản,... thường hay có nước nên rất dễ bị hỏng, ôi thiu. Do đó, trước khi cho vào ngăn đá bạn nên rửa sạch và dùng máy hút chân không hút sạch không khí trong túi.

Cách bảo quản này sẽ giúp thực phẩm không mất màu, không mất chất dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo hương vị. Mỗi loại sẽ có thời gian bảo quản khác nhau. Với các loại hải sản nhiệt độ phù hợp từ 3-50 độ C, có thể lưu trữ trong 36 tiếng. Đối với thịt, thời gian bảo quản lạnh tối đa từ 5-10 ngày tùy theo loại: Thịt bò, dê, cừu từ 7-10 ngày; thịt lợn, vịt khoảng 7 ngày.

Khi cần dùng, bạn có thể bỏ thực phẩm ra ngoài và rã đông thực phẩm bằng lò vi sóng để đảm bảo an toàn và hợp vệ sinh hơn. Đối với rau củ nên trực tiếp cắt bỏ rễ, lá hỏng, không nên rửa và xếp riêng vào ngăn dưới cùng của tủ lạnh. Nhờ vậy, các loại thực phẩm này vẫn hoàn toàn giữ được độ tươi trong thời gian dài.

Bảo quản các loại thực phẩm ăn sẵn, đồ ăn đóng hộp

Đối với thực phẩm ăn sẵn thì nên đặt vào hộp kín hoặc cho vào bát, rồi lấy màng bọc và bọc kín lại rồi cho vào tủ lạnh. Nhờ vào đó sẽ tránh được các vi khuẩn xâm nhập nên không thể làm hỏng thực phẩm. Còn nếu mua sẵn những thực phẩm đóng hộp thì nên để nguyên tình trạng ban đầu và cho vào tủ lạnh bảo quản.

Cách bảo quản thực phẩm ngày Tết như thế nào là chuẩn?  - Ảnh 3.

Với thực phẩm ăn sẵn thì nên đặt vào hộp kín (Nguồn: Internet)

Bảo quản thực phẩm khô

Với các loại thực phẩm khô thì nên chia riêng từng loại, cho vào túi nilon rồi dùng máy hàn miệng túi dán kín hay bảo quản trong hộp đựng, để nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh để những loại này dính nước vì ẩm ướt sẽ dễ bị mốc hay lên men.

Bảo quản thực phẩm chín

Đối với thức ăn nấu chín bạn cần để nguội hẳn, đậy kín và cất vào tủ lạnh. Vì nếu còn nóng mà chuyển sang lạnh đột ngột, thức ăn sẽ bị biến đổi. Nhiệt độ cao trong thực phẩm sẽ bị ngưng đọng thành hơi nước, sản sinh vi khuẩn có hại dẫn tới gây độc cho toàn bộ thức ăn trong tủ lạnh. Cũng như những loại thức ăn khác, cần bảo quản đồ chín vào những hộp riêng biệt. Việc này sẽ giúp thức ăn không bị khô, bốc mùi và không lây nhiễm vi sinh vật sang các loại đồ khác.

Giò chả, nem chua là những loại loại thức ăn rất dễ bị hỏng, ôi thiu nếu không lưu giữ trong môi trường lạnh. Để bảo quản, cần bóc hết lớp vỏ gói bên ngoài để tránh thực phẩm hấp hơi. Và nên dùng trong vòng hai ngày, nếu chưa ăn kịp, nên luộc lại.

Trên đây là những cách bảo quản thực phẩm ngày Tết dễ dàng áp dụng và hiệu quả. Hi vọng bạn đã có thể lựa chọn cho mình cách bảo vệ thực phẩm ngày Tết lâu dài mà vẫn giữ được chất dinh dưỡng trong thực phẩm.


Tác giả: Trang Lê