Thực tế thì nóng trong người đa phần không phải là tình trạng nguy hiểm, tuy nhiên nếu kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Mỗi người sẽ có các biểu hiện nóng trong người khác nhau, dưới đây là 7 biểu hiện của bệnh nóng trong người phổ biến:
- Nổi mụn nhọt, mẩn ngứa
Nhiều người bị nổi mụn hoặc mẩn ngứa, mề đay, rôm sảy thậm chí là phù nề, nhiễm trùng da khi bị nóng trong người. Dấu hiệu này cho thấy có thể chức năng gan đang suy giảm khiến khả năng thanh lọc cũng như chuyển hóa độc tố tại gan kém đi dẫn tới sự tích tụ và xâm nhập vào da.
Nếu như bạn bị nổi mụn nhọt và mẩn ngứa kéo dài kèm theo vàng da, táo bón thì cần phải thăm khám sớm.
- Cảm thấy nóng ngay cả khi thời tiết mát mẻ
Nếu bạn cảm thấy nóng bức và khó chịu ngay cả khi thời tiết mát mẻ thì đây chính là biểu hiện cảnh báo bạn bị nóng trong. Nguyên nhân được giải thích là do bilirubin trong máu không được chuyển hóa và đào thải ra ngoài do nóng bị tích tụ lại và làm da chuyển sang màu vàng hơn so với bình thường.
Khi sắc tố bilirubin càng cao thì màu da càng vàng. Không chỉ da mà kết mạc mắt và niêm mạc lưỡi cũng ngả vàng.
Đọc thêm:
+ Ớn lạnh là gì? Tại sao người bị cảm cúm lại bị ớn lạnh?
+ Trào ngược dạ dày gây hôi miệng: Từ A đến Z những điều cần biết
- Hôi miệng
Một trong những nguyên nhân khiến hơi thở có mùi là do gan sản sinh ra nhiều ammonia. Khi loại trừ các nguyên nhân như hở van dạ dày, trào ngược dạ dày, thói quen vệ sinh kém thì nguyên nhân khiến hơi thở nóng và có mùi là do nóng trong người.
- Môi nứt nẻ
Có thể bạn cho rằng môi nứt nẻ chỉ xảy ra khi thời tiết quá khô, quá lạnh và không uống đủ nước. Tuy nhiên, môi khô nứt, màu đỏ căng mọng cũng có thể là do nóng trong người gây ra, đặc biệt là khi các biểu hiện này kèm theo nước tiểu màu vàng.
- Quầng thâm mắt
Quầng thâm mắt, mỏi mắt và thậm chí là mất ngủ, chân tay bứt rứt, khó chịu có thể là dấu hiệu của nóng trong người. Trước đó bạn cần loại bỏ các nguy cơ khác như ngủ quá nhiều vào ban ngày, môi trường ngủ không đủ mát mẻ, dễ chịu hoặc stress.
- Chảy máu nướu (lợi), chảy máu cam
Đây là dấu hiệu nóng trong người nguy hiểm. Nếu tình trạng lặp đi lặp lại, kéo dài hoặc bạn không thể cầm máu thì cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được thăm khám.
- Thay đổi về phân và nước tiểu
Khi hệ tiêu hóa làm việc kém hiệu quả, trong đó đáng chú ý là gan và đường ruột sẽ khiến phân có màu bạc hơn, nước tiểu ngả vàng hơn - đây là biểu hiện nóng trong người phổ biến. Tuy nhiên, cũng tương tự như các biểu hiện khác thì bạn cũng cần loại bỏ các nguyên nhân khác có thể gây ra việc thay đổi về phân và nước tiểu như do thức ăn.
Thông thường các nguyên nhân gây nóng trong người bao gồm:
- Thói quen ăn uống kém lành mạnh, ăn ít chất xơ, uống ít nước, ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ và nhiều gia vị cay nóng
- Uống nhiều rượu bia, trà, cafe
- Hút thuốc lá
- Lười vận động
- Môi trường làm việc ô nhiễm.
Dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng nóng trong người của bạn là gì mà sẽ có các biện pháp đối phó phù hợp, cụ thể:
- Nên:
+ Tăng cường bổ sung các loại rau củ, trái cây có tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể chẳng hạn như rau má, rau diếp cả, bí đao, cà chua, mồng tơi, sắn dây, mướp đắng, rau dền; các loại quả có múi, đu đủ, nước dừa, thanh long, nha đam, dưa gang, dâu tây...
+ Nóng trong người uống nước gì cho mát? Thì ngoài những loại quả có thể uống nước kể trên, quan trọng nhất vẫn là uống đủ nước mỗi ngày. Cách tính lượng nước cần uống sẽ phụ thuộc vào cân nặng và mức độ vận động của bạn.
Ngoài ra người bị nóng trong có thể uống thêm các loại nước từ nhiều loại hạt như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ hay hạt sen giúp thúc đẩy nhu động ruột và chống táo bón.
- Không nên:
+ Ăn thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ
+ Các món ăn cay nóng
+ Uống quá nhiều đồ uống chứa caffein như trà, cafe
+ Uống bia, rươu, hút thuốc lá.
Ngoài thói quen ăn uống kém lành mạnh thì việc sinh hoạt cũng có thể tác động không nhỏ tới sức khỏe. Nếu bạn bị nóng trong người, tốt nhất là nên tránh căng thẳng, giảm áp lực, ngủ nghỉ điều độ, tránh thức khuya.
Ngoài ra người bị nóng trong người cũng cần duy trì thói quen tập thể dục đều đặn không chỉ giúp nâng cao sức đề kháng để chống chọi với bệnh tật mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất và quá trình đào thải độc tố thông qua tuyến mồ hôi.