Mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh - các mẹ đừng bỏ qua!

Mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh - các mẹ đừng bỏ qua!
Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là một trong những triệu chứng rất phổ biến của đường tiêu hóa. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng biết một số mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số cách xử trí khi trẻ sơ sinh có biểu hiện nôn trớ.

1. Hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Đa số các bé sơ sinh đều bị nôn trớ, đặc biệt là ở giai đoạn vài tuần đầu sau sinh, khi bé ăn no hoặc khi bé vặn người. 

Hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh là hiện tượng vô cùng bình thường và sẽ tự hết sau 6-24 tiếng mà không cần điều trị đặc biệt. Do đó, chỉ cần bé khỏe mạnh và tăng cân đều thì mẹ không cần phải quá lo lắng về tình trạng này. 

mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Đa số các bé sơ sinh đều bị nôn trớ, đặc biệt là ở giai đoạn vài tuần đầu sau sinh. (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, nôn trớ cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý. Do vaayjm nếu mẹ phát hiện ra bé bị nôn trớ đi kèm với một trong các dấu hiệu dưới đây thì mẹ cần cho bé đi bệnh viện thăm khám ngay:

- Trong bãi nôn trớ của bé xuất hiện màu xanh- vàng hoặc máu

- Bé có hiện tượng co giật

- Bé nôn trớ xong rơi vào trạng thái kích thích tinh thần, lơ mơ

- Bụng bé trướng to

- Bé bị đau bụng quằn quại

- Cơ thể bé có dấu hiệu mất nước như ít nước mắt, khô miệng, đi tiểu ít hơn (số lần đi tiểu < 6 lần/ngày)

Đọc thêm:

Hướng dẫn cách ngăn ngừa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Những sai lầm cho trẻ ăn dặm mà cha mẹ cần tránh

2. Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh

2.1. Nôn trớ sinh lý

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh là nôn trớ sinh lý. Hiện tượng này xảy ra là hoàn toàn bình thường, do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, dạ dày của bé nằm ngang, cơ thắt tâm vị yếu. Bé sẽ tự động hết nôn trớ sinh lý khi được 12-18 tháng tuổi. 

2.2. Nôn trớ do sai lầm về cách chăm sóc, ăn uống

Trẻ rất dễ bị nôn khi mẹ cho bú quá nhiều hoặc tư thế cho con bú không đúng dẫn đến việc trẻ nuốt lượng khí quá nhiều vào dạ dày. Các mẹ cũng lưu ý ngay sau khi con ăn xong không lập tức quấn tã vì sẽ gây thít chặt băng rốn.

cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Cho trẻ bú không đúng cách có thể gây ra nôn trớ ở trẻ sơ sinh (Ảnh: Internet)

2.3. Nôn trớ do nguyên nhân bên trong

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh có thể xuất phát từ bệnh đường ruột, nhiễm trùng hô hấp, xuất huyết hay rối loạn co thắt.

2.4. Nôn trớ do nguyên nhân bên ngoài

Hóc dị vật là nguyên nhân bên ngoài phổ biến gây ra nôn trớ ở trẻ em. Bên cạnh đó, trẻ cũng bị nôn do xoắn, tắc ruột, có thể kèm theo các biểu hiện như đi ngoài ra máu, dịch dạ dày có màu nâu sẫm.

3. Cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Nguyên tắc cần ghi nhớ khi xử lí nôn trớ ở trẻ là phải nghiêng đầu trẻ sang một bên để tránh trẻ bị sặc chất nôn. Tiếp theo, bố mẹ cần làm sạch miệng, mũi cho trẻ bằng cách dùng khăn mềm, sạch và quấn vào ngón tay, làm sạch mũi và khoang miệng. 

Nếu trẻ chưa nôn hết, hãy vỗ lưng trẻ nhẹ nhàng, vừa giúp trấn an vừa giúp trẻ đầy toàn bộ chất nôn ra bên ngoài. Chỉ nên cho trẻ uống ORS ấm theo từng thìa nhỏ, tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc chống nôn khi chưa tham khảo bác sĩ.

3.1. Trường hợp trẻ hóc dị vật

Khi trẻ hóc phải dị vật, tuyệt đối không được dùng tay móc họng trẻ. Hãy xử trí bằng heimlich theo cách bế trẻ nằm sấp trên một tay, tay còn lại vỗ lưng và giữa 2 bả vai trẻ 5 lần. Sau khi trẻ nôn dị vật ra ngoài, hãy lập tức đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh khi trẻ hóc dị vật (Ảnh: Internet)

3.2. Đánh giá tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là triệu chứng rất phổ biến do cấu trúc hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, các cơ còn yếu. 

Khi trẻ nôn trớ, bố mẹ cần xác định tình trạng bằng cách đánh giá triệu chứng nôn (nôn thốc, nôn khan, trớ,...); thời điểm nôn (sau khi ăn, nôn vào lúc nào trong ngày, có mắc dị vật hay không); quan sát chất nôn có màu sắc ra sau và các biểu hiện kèm theo như ngạt mũi, đờm, đi ngoài, quấy khóc,...

Sau khi đánh giá tình trạng nôn của trẻ, bố mẹ cần liên hệ trung tâm y tế để biết trẻ có thể được xử lí tại nhà hay cần đến bệnh viện.

4. Những mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Trong trường hợp nôn trớ ở trẻ sơ sinh là do chế độ ăn chưa phù hợp, cần điều chỉnh lại lượng sữa cho trẻ bú mỗi bữa, thời gian cách nhau giữa các bữa, tư thế cho trẻ bú. Mẹ cũng có thể nới lỏng quần áo, tã quấn hay bỉm , cho bé mặc thoáng mát nhất là quanh khu vực bụng để bé ăn được nhiều hơn. 

Nếu triệu chứng được đánh giá nghiêm trọng như màu sắc chất nôn có biểu hiện lạ, hãy đưa trẻ đến cơ sở ý tế càng sớm càng tốt để được chăm sóc đúng cách.

Trên đây là một vài lưu ý cơ bản mà bố mẹ cần biết về mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Những sai lầm mắc phải dù nhỏ cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến trẻ sơ sinh. Chúc các ông bố bà mẹ có thể áp dụng và thực hành để chăm sóc trẻ được tốt nhất, đảm bảo quá trình phát triển ổn định của bé.

Theo Bệnh viện Nhi Trung ương

Tác giả: Trương Thị Mỹ Duyên