Men tiêu hoá là gì? Ai nên và không nên dùng men tiêu hoá?

Men tiêu hoá là gì? Ai nên và không nên dùng men tiêu hoá?
Bổ sung men tiêu hoá qua thực phẩm hay đồ uống,... có thể giúp giảm thiểu một loạt các vấn đề liên quan tới sức khoẻ về hệ tiêu hoá. Ai không nên dùng men tiêu hoá? Khi nào thì nên dùng?

Men tiêu hoá còn được biết là một loại sản phẩm giúp hỗ trợ và cải thiện chức năng của hệ tiêu hoá. Men tiêu hoá cần phân biệt rõ ràng với men vi sinh do men vi sinh thực chất là những vi khuẩn sinh học dạng đông khô còn men tiêu hoá là những hợp chất hoá học dạng thực thụ.

1. Các loại men tiêu hoá

Trong cơ thể của mỗi người thì men tiêu hoá được sinh ra từ những tuyến tiêu hoá như tuyến nước bọt, tuyến dạ dày, tuyến tuỵ,...

Cụ thể:

- Tuyến nước bọt tiết ra men amylaza có tác dụng tiêu hoá tinh bột.

- Dạ dày thì tiết ra men pepsin có tác dụng tiêu hoá chất đạm.

- Tuyến tuỵ thì tiết ra men amylaza những để tiêu hoá chất béo.

- Ruột thì tiết ra men proteaza giúp bạn tiêu hoá được chất đạm hay tiết ra các men lactaza, galactose hay xenluloza để tiêu hoá chất đường hay chất xơ.

Hiện nay trên thị trường có bán các loại men tiêu hoá phổ biến như: pepsin neopeptine, enzyplex, zymoplex, pancreatin, digelase, triase, panthiacone,…

Tuy nhiên không phải men tiêu hoá nào cũng có thể sản xuất thành dạng viên uống hay cốm mà chỉ một số dạng men được sử dụng do đặc tính dược lý và hoá học của chúng.

Thường thì những enzyme của dạ dày, của nước bọt và ở tuyến tuỵ sẽ được sản xuất men tiêu hoá để bổ sung hỗ trợ hệ tiêu hoá khoẻ mạnh theo cơ chế: Hỗ trợ phân mảnh thực phẩm lớn thành các chất dinh dưỡng như đường đơn, các acid amin, các acid béo,...

2. Ai không nên dùng men tiêu hoá?

Thực tế thì men tiêu hoá mặc dù tốt nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng. Dưới đây là những trường hợp không nên dùng men tiêu hoá mà bạn cần lưu ý:

- Người đang bị tăng tiết acid dạ dày, đang bị viêm loét dạ dày hay viêm tuỵ cho dù biểu hiện của các bệnh nhân này đôi khi là bị phân sống hay tiêu chảy.

Men tiêu hoá là gì? Ai nên và không nên dùng men tiêu hoá? - Ảnh 2.

Người bị tăng tiết acid dạ dày không nên dùng men tiêu hoá (Ảnh: Internet)

Nguyên nhân được giải thích là cơ thể người bệnh lúc này đang ở trạng thái dưa thừa và hoạt hoá quá mạnh các men tiêu hoá nội sinh, hay nói cách khác, cơ thể họ không bị thiếu men tiêu hoá nên không cần bổ sung. Hơn nữa nếu sử dụng men tiêu hoá, tình trạng của người bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn do hoạt tính mạnh mẽ của men khiến thành ống tiêu hoá bị phá huỷ.

- Không nên dùng men tiêu hoá khi đang đói, bụng rỗng

Nếu sử dụng men tiêu hoá khi dạ dày không có thực phẩm có thể gây ra tình trạng kích ứng niêm mạc dạ dày, lâu ngày gây ra các ổ viêm loét.

- Các trường hợp không nên sử dụng men tiêu hoá khác:

+ Người bị tiêu chảy, sống phân kèm đau bụng.

+ Người đi đại tiện ra máu hoặc bị nôn ra máu.

+ Người bị rối loạn tiêu hoá do nhiễm độc từ những hợp chất hoá học hay bị bỏng acid.

3. Nên dùng men tiêu hoá khi nào?

Nhìn chung thì những người đang bị rối loạn các hoạt động tiết men tiêu hoá thì đều có thể sử dụng men tiêu hoá để hỗ trợ. Đặc biệt là những trường hợp:

- Trẻ em: do hệ tiêu hoá của trẻ còn non, chưa phát triển hoàn toàn nên lượng men tiêu hoá sinh ra không đủ cho hoạt động cơ thể. Nhất là đối với những trẻ bị biếng ăn, suy dinh dưỡng kèm theo đi ngoài ra phân sống.

Men tiêu hoá là gì? Ai nên và không nên dùng men tiêu hoá? - Ảnh 3.

Trẻ em có thể sử dụng men tiêu hoá để hỗ trợ đường tiêu hoá hoạt động thuận lợi (Ảnh: Internet)

- Người bị giảm tiết dịch men tiêu hoá, người bị thiếu/giảm toan dạ dày hay người bị viêm dạ dày dạng teo đét

- Bị rối loạn tiêu hoá, bụng luôn bị ậm ạch khó chịu, căng tức do ăn không tiêu

- Người mới ốm khỏi, người có thể lực suy giảm khiến hệ tiêu hoá bị ảnh hưởng không sản xuất ra đủ men cũng nên sử dụng để hồi phục cho hệ tiêu hoá và thể lực

Một số lưu ý khác khi sử dụng men tiêu hoá:

- Không nên dùng men tiêu hoá liên tục, chỉ nên dùng tối đa là 2 tuần tránh thay đổi chức năng hệ tiêu hoá theo hướng xấu chẳng hạn như giảm tiết dịch men, mất chức năng hoạt động

- Bạn cũng không nên uống men tiêu hoá trước bữa ăn hay sau ăn trong vòng 2 tiếng trở lại. Tốt nhất là bạn nên dùng chúng trong bữa ăn của mình hoặc ngay sau ăn cũng được.


Tác giả: Anh Dũng