Melatonin là một hoạt chất thần kì mang đến giấc ngủ ngon cho người sử dụng. Vậy định nghĩa và mọi thông tin cần lưu ý về Melatonin là gì? Hãy cùng chúng tôi đi vào tìm hiểu thật chi tiết thông qua bài viết sau đây!
Melatonin là gì mà thường xuyên xuất hiện trên các loại dược phẩm chữa bệnh khó ngủ? Thật sự thì Melatonin là chất gì và Melatonin có tồn tại sẵn trong cơ thể con người hay không?
Thực chất, melatonin là một loại hormone của cơ thể và được sản xuất tại tuyến tùng. Melatonin được cơ thể tạo ra vào ban đêm và thường bắt đầu tăng vào buổi tối khi mặt trời lặn sau đó giảm khi buổi sáng mặt trời mọc.
Tùy theo độ tuổi, loại hormone này trong cơ thể con người sẽ giảm dần. Khi tuổi càng cao, lượng hormone này tiết ra thấp hơn.
Cơ chế mà cơ thể tiết ra hormone Melatonin:
Melatonin được tuyến tùng tiết ra trong cơ thể vào ban đêm và gây cảm giác buồn ngủ. Theo thời gian dần đến buổi sáng, hormone melatonin sẽ giảm dần và người ta sẽ dần tỉnh dậy.
Cơ chế tiết hormone của cơ thể sẽ thay đổi dần theo độ tuổi. Đó cũng là lý do để giải thích vì sao khi lớn tuổi thì người ta lại càng khó ngủ. Đó là vì ở người càng lớn tuổi thì cơ chế tiết hormone melatonin có sự thay đổi. Cụ thể lượng hormone melatonin sẽ giảm dần theo độ tuổi của cơ thể. Chính vì vậy mà dấu hiệu của tuổi già chính là việc có những triệu chứng của việc mất ngủ.
Vậy thì tác dụng của Melatonin là gì và chúng có ý nghĩa thế nào với sức khỏe con người?
- Melatonin mang lại cho con người giấc ngủ ngon và sâu một cách tự nhiên. Khi thức dậy sẽ không có cảm giác mệt mỏi và uể oải mà rất tỉnh táo và có tinh thần rất tốt.
- Melatonin có khả năng hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị và phòng ngừa các căn bệnh ung thư. Có thể kể đến ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú như hai căn bệnh tiêu biểu.
- Rối loạn giấc ngủ là các triệu chứng thường thấy ở những người phụ nữ tiền mãn kinh. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tính khí dẫn đến việc hay cáu gắt và hành xử thất thường. Hoạt chất melatonin sẽ có thể cải thiện những vấn đề này. Vì vậy mà phụ nữ từ 42 tuổi trở lên nên sử dụng các dược phẩm chứa melatonin.
- Tác dụng đối với hệ tim mạch của melatonin là gì? Đó là chống oxy hóa, viêm nhiễm, hạ huyết áp. Ngoài ra, melatonin còn giúp hạ hàm lượng cholesterol trong máu. Điều này giúp cải thiện rất nhiều về trạng thái sức khỏe của người bệnh.
- Melatonin còn giúp giảm đáng kể các cơn đau gây ra do bệnh đau nửa đầu và mãn kinh.
- Giúp cải thiện tình trạng rối loạn chức năng hoạt động ở bàng quang.
- Giúp kiểm soát mức độ kích thích của cơ thể, từ đó giảm stress.
- Nâng cao khả năng kháng viêm, kháng khuẩn của cơ thể. Điều này được thực hiện thông qua việc tăng sản xuất lympho-T và cytokine.
Những trường hợp có thể sử dụng Melatonin là gì? Thông thường, người ta sử dụng Melatonin khi bị chứng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ không ngon.
Những trường này có thể đến từ những nguyên nhân như:
- Thời gian dành cho giấc ngủ bị thay đổi, xáo trộn. Điều này có thể đến từ việc bị thay đổi môi trường sống; Hoặc đó là do yêu cầu công việc phải thức đêm làm việc nhiều ngày.
- Trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ cũng sẽ có nhiều vấn đề liên quan đến giấc ngủ.
- Ngoài ra, Melatonin còn được các bác sĩ nghiên cứu để chỉ định cho các căn bệnh: Alzheimer; Ung thư; Người có hiện tượng huyết áp cao vào ban đêm; Chứng xơ cứng teo cơ cột bên;...
- Người lớn bị rối loạn giấc ngủ dùng 0,5 - 5 mg Melatonin mỗi ngày. Đối với người mù chỉ được sử dụng Melatonin trong thời gian tối đa là 6 năm.
- Người có hội chứng rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn (DSPS) sẽ có thể sử dụng Melatonin tối đa 9 tháng. Với liều lượng được quy định là 0,3 - 5 mg.
- Sử dụng thuốc điều trị huyết áp thời gian dài cũng sẽ dẫn đến rối loạn giấc ngủ. Với trường hợp này sử dụng 2,5 mg Melatonin hàng ngày. Và tối đa chỉ được sử dụng liên tục trong 4 tuần.
- Với người hay bị lo lắng quá độ trước khi thực hiện phẫu thuật: Sử dụng 3 - 10 mg Melatonin.
- Người có chứng mất ngủ nguyên phát dùng 2 - 3 mg Melatonin mỗi ngày. Được sử dụng liên tục trong vòng 29 tuần là tối đa. Chứng mất ngủ thứ phát sẽ sử dụng 2 - 12 mg Melatonin trong 4 tuần.
Những trường hợp khác sẽ sử dụng Melatonin theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
- Trẻ có hội chứng rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn dùng 1 - 6 mg Melatonin trước khi đi ngủ. Và chỉ nên sử dụng trong thời gian tối đa là 6 tháng.
- Trẻ bị mất ngủ nguyên phát dùng tối đa 0,15 mg nhân với số cân nặng trong vòng 1 tháng. Chứng mất ngủ thứ phát sẽ có liều dùng là 6 - 9 mg Melatonin trong tối đa 1 tháng điều trị.
- Trẻ cũng có thể sử dụng 0,5mg/kg Melatonin nhằm giảm bớt lo lắng trước phẫu thuật.
Tác dụng phụ mà Melatonin có thể gây ra cho cơ thể được liệt kê như sau:
- Hiện tượng đau đầu và chóng mặt;
- Gây ra hiện tượng buồn nôn, ói mửa;
- Không nên sử dụng Melatonin vào ban ngày vì sẽ gây buồn ngủ, điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh;
- Sử dụng thuốc có thể gây cảm giác lo lắng nhẹ, nặng hơn có thể trầm cảm;
- Không giữ được tỉnh táo dẫn đến tình trạng bị lú lẫn hoặc mất phương hướng;
- Gây ra chứng hạ huyết áp;
Không chỉ có melatonin mới tác động đến chất lượng giấc ngủ. Ngoài melatonin còn có nhiều nhân tố khác gây ảnh hưởng đến giấc ngủ như:
- Những cơn đau mãn tính bị gây ra bởi các bệnh lý liên quan sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ;
- Căng thẳng và các vấn đề về tinh thần dễ khiến người ta ngủ không ngon;
- Không nên ngủ ngày quá nhiều vì sẽ gây ra hiện tượng xáo trộn giấc ngủ;
Ngoài việc sử dụng Melatonin để điều trị chứng mất ngủ cần thực hiện một số biện pháp khác giúp ngủ ngon giấc như:
- Giữ cho tinh thần luôn vui vẻ và lạc quan;
- Cố gắng sinh hoạt điều độ, có giờ giấc ổn định;
- Rèn luyện thể dục thể thao để có sức khỏe tốt;
Lượng hormone melatonin suy giảm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Do đó mà con người cũng sẽ xuất hiện các trạng thái mệt mỏi, lừ đừ, uể oải. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc.