Mẹ sau sinh bị mờ mắt là bệnh gì? Có chữa khỏi được không?

Mẹ sau sinh bị mờ mắt là bệnh gì? Có chữa khỏi được không?
Sau khi sinh con, những dấu hiệu như mờ mắt xảy ra với rất nhiều mẹ bầu. Mẹ sau sinh bị mờ mắt do nhiều nguyên nhân, mẹ bầu cần đi khám để sớm phát hiện những tình trạng sức khỏe nguy hiểm.

Mẹ sau sinh bị mờ mắt có rất nhiều nguyên nhân, nhiều trường hợp tiếp xúc sớm với ánh sáng xanh sau khi sinh hoặc gặp các bệnh lý khác như tiền sản giật, đái tháo đường... Tình trạng này nếu kéo dài, mẹ cần đi khám để sớm có hướng điều trị tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trong quá trình mang thai và sau khi sinh, nội tiết tố của mẹ bầu biến đổi dẫn tới các chức năng và cơ quan trong cơ thể cũng thay đổi theo. Cụ thể: mẹ bầu có thể gặp phải các tình trạng như rụng tóc, rạn da, phù nề hay là các vấn đề liên quan đến thần kinh, mắt nhức mỏi, mắt mờ.

1. Mẹ sau sinh bị mờ mắt là bệnh gì?

Hệ thống dây thần kinh mắt, màng mắt hay võng mạc của nhiều người sau khi sinh đều có sự thay đổi, dẫn đến hiện tượng mờ mắt kéo dài trong vòng vài tuần. Phần lớn các dấu hiệu này sẽ tự biến mất tuy nhiên một số trường hợp có thể ở lại bởi võng mạc phù nề và khiến chức năng của thị lực giảm. Lúc này sự tuần hoàn của mắt giảm do thủy tinh thể và giác mạc dày hơn.

2. Nguyên nhân gây hiện tượng mờ mắt sau sinh

Như đã nói ở trên, nguyên nhân chính là do nội tiết tố trong người mẹ thay đổi dẫn đến các chức năng thị lực suy giảm. Bên cạnh đó một số nguyên nhân khác có thể kể đến là:

2.1. Mắt điều tiết kém

Sau khi sinh, giác mạc của người mẹ không duy trì được bình thường bởi lúc này mắt không giữ được nước dẫn đến tình trạng mắt mờ.

Mẹ sau sinh bị mờ mắt có chữa khỏi được không?  - Ảnh 1.

Đây là tình trạng khá phổ biến (Nguồn: Internet)

Đọc thêm:

- Hướng dẫn cách điều trị mắt bị mờ an toàn, hiệu quả tại nhà

- Dấu hiệu tiền sản giật và những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với mẹ bầu

2.2. Tiền sản giật

Nguyên nhân phổ biến này có nguy cơ xảy ra cao đối với mẹ bầu bị cao huyết áp. Ở một số người mẹ, các dấu hiệu thường không rõ ràng và khi đi khám mới có thể phát hiện ra bệnh. Tiền sản giật có thể gây nguy hiểm cho cả 2 mẹ con và thậm chí là gây tử vong nếu không điều trị sớm.

Trong đó, một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của tiền sản giật là thị lực mờ dần, mắt mờ, nhạy cảm với ánh sáng.

2.3. Đái tháo đường thai kỳ

Mờ mắt cũng là một trong những dấu hiệu rõ rệt của bệnh đái tháo đường thai kỳ. Đường máu tăng cao và xảy ra trong 1 thời gian dài sẽ làm tổn thương các mao mạch ở mắt, thoát máu vào võng mạc từ đó gây ra tình trạng phù nề.

Lúc này, do võng mạc thiếu máu nên cơ chế cơ thể sẽ tạo ra các yếu tố để kích thích tân mạch phát triển. Tuy nhiên điều này vô tình dẫn đến tình trạng xơ hóa gây co kéo bong võng mạc.

2.4. Tăng huyết áp khi mang thai

Khi mang thai, các mẹ bầu thường có tâm lý căng thẳng dẫn đến tình trạng huyết cao tăng cao. Trong đó, thị lực mờ dần là triệu chứng khi huyết áp tăng.

2.5. U tuyến yên

Tuy u tuyến yên là căn bệnh hiếm gặp nhưng vẫn có nhiều mẹ bầu mắc phải. Bệnh sẽ làm chức năng của các hormone trong cơ thể không hoạt động như ở người bình thường, từ đó thị lực cũng giảm.

3. Triệu chứng mẹ sau sinh bị mờ mắt

- Tình trạng và chức năng mắt trước khi sinh hoạt động bình thường, nhìn rõ nhưng sau sinh thị lực giảm rõ, nhìn mọi thứ xung quanh mờ, nhòe.

- Nhìn các vật ở xa hay ở gần đều cần thời gian và quan sát kỹ mới nhìn thấy được

- Mắt thường xuyên bị khô, rát

- Đeo kính áp tròng thấy nổi cộm, khó chịu

- Chức năng khúc xạ và điều tiết của mắt mẹ bầu thay đổi sau khi sinh con và kéo dài cả trong thời gian khi cho con bú.

4. Điều trị một vài vấn đề về mắt cho mẹ sau sinh an toàn

Chức năng thị lực suy giảm thường kéo dài khoảng nửa năm. Tuy nhiên vì có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh do đó sẽ có các phương pháp điều trị thích hợp.

- Khô mắt

Nếu đơn thuần chỉ do khô mắt, thường xảy ra ở những người đeo kính áp tròng thì chỉ cần nhỏ thuốc theo chỉ định bác sĩ.

- Mờ mắt

Nếu hiện tượng mắt mờ vẫn tiếp tục kéo dài mà không đỡ thì bạn cần tới gặp bác sĩ. Một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định cho dùng kính áp tròng để điều chỉnh hoặc phẫu thuật laser Lasik.

Mẹ sau sinh bị mờ mắt có chữa khỏi được không?  - Ảnh 2.

Nhiều người được chỉ định phẫu thuật Lasik (Nguồn: Internet)

- Tiền sản giật

Nếu tình trạng mờ mắt xảy ra do sản phụ mắc tiền sản giật thì bác sĩ thường chỉ định cho thuốc corticosteroid hay thuốc chống co giật.

- Tiểu đường thai kỳ

Do trong quá trình mang thai, nhiều mẹ bầu thường nạp nhiều dinh dưỡng dẫn đến thừa chất, tăng cân cũng như lượng đường trong máu. Với bệnh này, thường sẽ không cần uống thuốc điều trị mà phần lớn phụ thuộc vào chế độ ăn uống, tập luyện điều độ của bạn.

Không những thế, mẹ cần tập ăn uống đầy đủ các nhóm thực phẩm, tăng chất xơ, giảm chất béo xấu.

5. Cách khắc phục tình trạng mờ mắt sau sinh

Phần lớn các trường hợp khi mắc phải tình trạng này thì thị lực sẽ dần bình thường trở lại. Tuy nhiên bệnh có thể mất thời gian lâu hơn trong trường hợp bị tổn thương võng mạc khi sinh thường.

Nếu bạn thấy triệu chứng này một thời gian vẫn không hồi phục và thậm chí còn yếu hơn thì nên đi khám để biết bản thân có đang bị các bệnh khác như tăng nhãn áp, bệnh về giãn mạc, rối loạn điều tiết hay không.

Ngoài ra bạn có thể tự học cách điều chỉnh mắt, giảm nguy cơ và triệu chứng bằng các việc sau:

- Không nên để mắt hoạt động liên tục:

Sau 45 phút, bạn nên tạm thời dừng hoạt động mắt, đặc biệt nếu tiếp xúc với môi trường máy tính hay ánh sáng mạnh… Lúc này bạn nên nghỉ ngơi hoặc nhắm mắt, để mắt thư giãn trong 10 - 15 phút.

Mẹ sau sinh bị mờ mắt có chữa khỏi được không?  - Ảnh 3.

Cần dành thời gian để cho mắt nghỉ ngơi, tránh hoạt động mắt liên tục, kéo dài - Ảnh Internet

- Lựa chọn vị trí để thực hiện các hoạt động như xem tivi, đọc sách, sử dụng máy tính đủ ánh sáng. Đây cũng là cách tránh gây hại đến mắt. Chú ý, sau khoảng 10 - 15 phút bạn nên tạm nghỉ để mắt được nghỉ ngơi.

- Sử dụng thuốc muối nhỏ sinh lý hay thuốc nhỏ mắt chuyên biệt theo chỉ định bác sĩ để giúp mắt luôn ẩm và sạch sẽ.

- Nâng cao sức khỏe của mắt bằng cách bổ sung nhóm Omega 3, 6, 9 qua các thực phẩm ăn hàng ngày như cá, bơ… hay thực phẩm bổ sung.

Trên đây là những thông tin về tình trạng mẹ sau sinh bị mờ mắt. Bệnh lý này xảy ra cũng tương đối phổ biến ở các mẹ bầu do đó bạn không nên hoảng hốt nếu có các dấu hiệu. Thay vì đó bạn nên tới gặp bác sĩ để thăm khám và có hướng điều trị đúng.


Tác giả: Trang Lê