Mổ thai ngoài tử cung bao lâu có thai lại?

Mổ thai ngoài tử cung bao lâu có thai lại?
Mổ thai ngoài tử cung là một việc làm bắt buộc để bảo toàn tính mạng của thai phụ khi gặp phải trường hợp mang thai ngoài tử cung. Sau khi tiến hành mổ thai ngoài tử cung nếu bạn không kiêng kỵ hoặc tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa thì nguy cơ mang thai ngoài ý muốn là rất lớn.

Mang thai ngoài tử cung luôn là nỗi lo lắng của không ít chị em trong thời gian đầu thai kì. Đây là một điều không may mắn và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và những lần mang thai sau đó. 

Mang thai ngoài tử cung nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể dẫn đến vỡ, nhiễm trùng và nhiều tai biến khác đe dọa tính mạng người mẹ.

1. Mang thai ngoài tử cung là gì?

Khi phụ nữ mang thai, quá trình thụ tinh sẽ diễn ra trong ống dẫn trứng và sau đó tế bào trứng sẽ di chuyển đến tử cung, tại đây trứng đã thụ tinh sẽ bám vào thành tử cung để phát triển thành một thai nhi hoàn chỉnh. 

Tuy nhiên, có những trường hợp tế bào trứng đã thụ tinh không di chuyển đến tử cung mà thay vào đó, chúng lại bám vào thành ống dẫn trứng để phát triển. Tình trạng này được gọi là mang thai ngoài tử cung. Điều này rất nguy hiểm và thường hay xảy ra trong vài tuần đầu của thai kì. 

Thai ngoài tử cung có giữ được không? 

Thai ngoài tử cung không thể giữ lại được vì những lý do sau:

- Thai nhi phát triển bên ngoài tử cung như ổ bụng, buồng trứng, vòi trứng,... đến một mức nào đó sẽ vỡ ra.

- Thai ngoài tử cung sẽ gây ra các triệu chứng cho người mẹ như đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, thậm chí có thể gây vô sinh.

- Thai ngoài tử cung khi vỡ ra có thể làm vỡ luôn vị trí bộ phận mà nó cư trú, có thể gây xuất huyết, làm ảnh hưởng tới tính mạng người mẹ.

mổ thai ngoài tử cung bao lâu có thai lại

Mang thai ngoài tử cung có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và những lần mang thai sau. Ảnh: Internet

Đọc thêm:

Bí mật đằng sau kích thước bụng bầu và những cảnh báo nguy hiểm khi mang thai

Thai bám ở vết mổ cũ có nguy hiểm hay không?

2. Mổ thai ngoài tử cung bao lâu có thai lại?

Cơ chế thụ thai ở người đã mổ chửa ngoài tử cung có thể diễn ra như sau:

Thông thường noãn (trứng chưa thụ tinh) từ buồng trứng bên phải phóng ra, đi vào vòi trứng cùng bên và ngược lại, có nhiều trường hợp xảy ra hiện tượng vòi trứng bên trái đã di chuyển qua bên phải để đón noãn được phóng ra từ buồng trứng bên phải. 

Noãn cũng có thể được phóng ra từ buồng trứng bên này nhưng lại bị thu hút sang loa vòi trứng bên kia. Chỉ còn một vòi trứng cũng vẫn có thể bảo đảm được chức năng sinh sản cho người phụ nữ.

Vì vậy khả năng có thai sau mổ thai ngoài tử cung có thể phức tạp hơn nhưng không phải là không thể. Các mẹ không nên lo lắng quá, mà cần kiên nhẫn, nếu quá 1 năm mà vẫn không thể có thai thì cần có kế hoạch gặp bác sĩ để kiểm tra lại xem vòi trứng còn lại có thông hay không và nhiều xét nghiệm khác. Trong trường hợp vòi trứng còn lại bị tắc thì có thể tiến hành nối vòi trứng. 

Tỉ lệ thành công của phương pháp nội soi nối vòi tử cung cao hơn hẳn so với thụ tinh nhân tạo.

Ảnh 3.

Sau khi điều trị mang thai ngoài tử cung ổn định, vẫn có thể có thai lại. (Ảnh: Internet)

Sau khi điều trị mang thai ngoài tử cung ổn định, vẫn có thể có thai lại. Thời gian để có thai lại tùy thuộc vào tình trạng lần thai ngoài tử cung, tình trạng mất máu gây ảnh hưởng sức khỏe và phương pháp điều trị đã được sử dụng (điều trị bằng thuốc cần thời gian lâu hơn). 

Nguy cơ mang thai ngoài tử cung tái phát có thể trên 10%, tuy nhiên, còn tùy thuộc vào nguyên nhân, nếu do bị viêm nhiễm gây tắc hẹp vòi trứng thì khả năng này khá cao. Mang thai ngoài tử cung tái phát có thể lặp lại trên vòi trứng còn lại, trên chỗ mở của vòi trứng lần trước (nếu đã mổ bảo tồn) hay trên mỏm cụt của vòi trứng đã cắt.

3. Một số lưu ý khi mang thai ngoài tử cung

- Mổ chửa ngoài tử cung kiêng quan hệ bao lâu? 

+ Sau mổ thai ngoài tử cung, nữ giới nên kiêng quan hệ ít nhất 6 - 8 tuần.

+ Tránh tổn thương cơ quan sinh dục và vùng tử cung: không quan hệ tình dục thô bạo, tránh quan hệ với nhiều người. Tuyệt đối không quan hệ với người mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, nhất là các bệnh xã hội như: lậu, sùi mào gà , mụn rộp sinh dục.

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhất là vùng kín.

- Nâng cao sức đề kháng: duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Cơ thể đủ đề kháng để ngăn ngừa sự tấn công của các loại khuẩn nấm gây bệnh.

- Thăm khám sức khỏe định kỳ, để kịp thời phát hiện bệnh lý, xử lý tổn thương, và ngừa nguy cơ mang thai ngoài tử cung.

- Nữ giới có nhu cầu, nên mang thai sau khoảng 6 tháng, tốt nhất là 1 năm sau mổ. Quá trình mang thai, tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, chú ý đến vấn đề khám thai định kỳ.

Tác giả: Tuệ Nghi