Viêm gan B hay còn gọi là viêm gan siêu vi B là một căn bệnh nguy hiểm, diễn tiến thầm lặng và có thể lây lan nhanh chóng. Bệnh cũng có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng và lâu dài, nguy hiểm nhất có thể gây tử vong.
Viêm gan B có khả năng lây từ mẹ sang con và tỷ lệ này là 44,7%. Chính vì vậy, nhiều phụ nữ mang thai rất lo lắng và không biết liệu mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú hay không?
Viêm gan B rất nguy hiểm và khó điều trị. Nó có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho gan như xơ gan và ung thư gan. Đặc biệt đây bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng và rất dễ lây nhiễm, nhất là trong quá trình mang thai.
Thực tế, con đường lây lan của viêm gan B từ mẹ sang con chủ yếu là khi thai nhi đi qua âm đạo hay khi cho trẻ bú. Tỷ lệ lây nhiễm bệnh qua nhau thai khá ít, chỉ có từ 3 đến 10%. Mặc dù phụ nữ có thai có thể nhiễm viêm gan B trước hoặc trong thai kỳ, nhưng virus viêm gan B hầu như không gây ảnh hưởng xấu trong quá trình mang thai. Bé vẫn phát triển bình thường khi ở trong bụng mẹ.
Khả năng lây truyền trong quá trình mang thai được chia thành 3 giai đoạn như sau. Từ tháng thứ nhất đến tháng thứ 3 của thai kỳ, tỷ lệ lây truyền virus viêm gan B là 1%. Từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6, tỷ lệ lây nhiễm là 10%. Đặc biệt trong 3 tháng cuối, tỷ lệ lây nhiễm tăng lên đến 67%.
Do vậy, để phòng tránh lây nhiễm viêm gan B cho bé, ngay khi trẻ ra đời cần được tiêm chủng vaccine để phòng tránh. Nếu không tiêm chủng ngay sau sinh thì những trẻ này có khả năng bị viêm gan mạn và xơ gan khi trưởng thành là rất lớn.
Nếu trẻ sơ sinh bị nhiễm viên gan B thì khả năng bị viêm gan mạn tính khi trưởng thành vô cùng cao do hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện. Ngược lại, người trưởng thành mắc bệnh viêm gan B chỉ có từ 5 đến 7% mắc bệnh mạn tính. Do đây là một căn bệnh nguy hiểm nên có rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng liệu mẹ bi viêm gan B có nên cho con bú hay không?
Là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nên rất nhiều chị em phụ nữ mắc bệnh viêm gan B đang cho con bú lo lắng không biết viêm gan B có lây qua sữa mẹ không? Trên thực tế, trong sữa mẹ vẫn có một lượng virus viêm gan B nhất định. Tuy nhiên, chúng chỉ có thể lây cho bé nếu đầu vú của mẹ bị nứt hay rạn, chảy máu. Bên cạnh đó, nếu trẻ bị nứt miệng hay tưa lưỡi cũng không nên cho trẻ bú mẹ.
Ngoài ra, mẹ có thể cho bé bú bình thường nếu sau khi sinh trẻ được tiêm phòng. Ngay sau khi sinh, trẻ cần được tiêm huyết thanh kháng viêm gan B ig-AntiB 100 đơn vị. Sau đó trẻ cần phải tiêm vaccine chống viêm gan B. Loại vaccine này sẽ được tiêm ở những vị trí khác nhau trên cơ thể theo công thức 3 mũi là ngay sau khi đẻ, tháng thứ 2 sau khi sinh và tháng thứ 3 sau khi sinh. Nếu được chủng ngừa đầy đủ, khả năng trẻ bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ chỉ còn 10%.
Nếu mẹ mắc bệnh viêm gan B và bị nứt cổ gà hay chảy máu, tổn thương ở đầu vú thì không nên cho bé bú trực tiếp. Trường hợp này mẹ cần vắt sữa và xử lý sữa bằng cách đun sôi và chưng cách thủy trước khi cho bé bú.
Sau khi bé cai sữa, mẹ cần điều trị viêm gan B càng sớm càng tốt để hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Việc xét nghiệm và điều trị bệnh cần tuân thủ theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, nhất là trong quá trình cho bé bú. Không tự ý sử dụng thuốc, kể cả thuốc Đông y hay thực phẩm chức năng mà không có chỉ định từ bác sĩ để tránh các tác dụng phụ đến cả mẹ và bé.