Đối tượng trẻ nhỏ và bà bầu là hai nhóm cần đặc biệt chú ý trong mùa dịch sốt xuất huyết. Triệu chứng sốt xuất huyết ở bà bầu thường sẽ xuất hiện sau khoảng 3 ngày tính từ lúc bị muỗi cắn. Các dấu hiệu này bao gồm:
- Sốt cao đột ngột
- Đau đầu, buồn nôn và nôn dữ dội
- Cảm giác mắt bị đau, đau xương khớp và cơ
- Có thể mất vị giác và cảm giác thèm ăn
- Chảy máu mữi, chảy máu lợi (nướu)
- Phát ban thành các mảng đỏ trên da ở phần ngực và cánh tay.
Tuy nhiên những dấu hiệu này khá bổ biến với những bệnh liên quan tới virus khác nên việc xét nghiệm là cần thiết để chẩn đoán bà bầu có bị sốt xuất huyết không, lúc này bà bầu sẽ thường thắc mắc bị sốt xuất huyết có phải bỏ thai không. Tuy nhiên trước khi giải quyết vấn đề bị sốt xuất huyết có phải bỏ thai không bà bầu cần được các bác sĩ chắc chắn xem bạn đang ở giai đoạn nào của bệnh.
Vậy bà bầu bị sốt xuất huyết có phải bỏ thai không?
Vào cuối năm 2017 tại Việt Nam đã ghi nhận ca bệnh đầu tiên là bà bầu 26 tuổi bị sảy thai do bị sốt xuất huyết tại khoa truyền nhiễm bệnh viện Từ Dũ. Bác sĩ cho biết bệnh nhân bị sảy thai khi đang mang thai được 4 tuần và phát hiện mắc bệnh mặc dù đã nhập viện ngay trong ngày sốt thứ 2.
Cũng trong tuần trước, tại Cần Thơ tiếp nhận một ca bệnh thai phụ 31 tuổi đang mang thai 38 tuần nhập viện trong tình trạng bị sốt xuất huyết, trở dạ, băng huyết sau sinh với lượng tiểu cầu giảm mạnh, xuất huyết 400ml máu cần phải ngay lập tức cắt tử cung phẫu thuật không sẽ nguy hiểm cho tính mạng của cả mẹ và con.
Từ các ca bệnh này rất nhiều bà bầu lo lắng tới việc bị sốt xuất huyết có phải bỏ thai không, có nguy hiểm tới thai nhi không, nguy hiểm tới mẹ không.
Theo các bác sĩ cho biết sảy thai là một biến chứng điển hình khi mang thai ở những tuần đầu và những tuần cuối của thai kỳ. Có một vài trường hợp ghi nhận thai phụ khi ở giai đoạn cuối nếu bị sốt xuất huyết có thể làm tăng nguy cơ bị băng huyết lúc sinh dẫn tới chứng rối loạn đông máu và giảm số lượng cũng như chất lượng của tiểu cầu. Bệnh có thể gây sảy thai, thai dị tật bẩm sinh, thai chết lưu.
Vậy bà bầu bị sốt xuất huyết có phải bỏ thai không?
Các bác sĩ cho biết thông thường khi bà bầu nhập viện do bị sốt xuất huyết sẽ không có chỉ định bỏ thai ngay lập tức. Vì thế mà mẹ bầu không nên lo lắng thái quá tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Điều quan trọng nhất chính là theo dõi và can thiệp y tế kịp thời, càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân sốt xuất huyết khi mang thai có thể ảnh hưởng tới thai nhi
Sốt xuất huyết có thể gây ảnh hưởng tới thai kỳ là do 2 biểu hiện chủ yếu là sốt và sốt xuất huyết. Bệnh có thể gây sảy thai, tăng tỷ lệ sinh non hay thai chết lưu hoặc thai nhẹ cân cùng một tỷ lệ cực nhỏ việc mẹ lây nhiễm virus sang thai nhi (nếu trong tháng cuối của thai kỳ).
Với những bà bầu khi bị mắc sốt xuất huyết có thể bị xuất huyết dưới da, bị chảy máu chân răng hay chảy máu đường tiêu hóa do lượng tiểu cầu bị suy giảm. Nếu bệnh nặng, bà bầu có thể bị tăng men gan, bị tràn dịch màng phổi hay màng tim từ đó khiến cho nhau bị bong non, thai chết lưu ở trong tử cung của mẹ và thậm chí là mẹ có thể bị tử vong.
Nếu bạn bị sốt xuất huyết tại thời điểm sinh con, em bé sơ sinh của bạn có thể bị sốt xuất huyết trong hai tuần đầu tiên của cuộc đời. Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh có thể rất khó phát hiện. Nhưng bạn nên theo dõi các dấu hiệu sau đây ở trẻ sơ sinh: sốt (100,4 độ F trở lên) nhiệt độ thấp (thấp hơn 96,8 độ F) cáu kỉnh, quấy khóc, kích động quá mức, buồn ngủ hoặc không chịu ăn phát ban
- Bà bầu bị sốt xuất huyết cần phải được theo dõi và điều trị tại bệnh viện do triệu chứng khó lường.
Các bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi công thức máu, đông máu, theo dõi chức năng của gan, thận,.. cùng với tình trạng của thai nhi để kiểm tra xem có biểu hiện bất thường nguy hiểm như dọa sảy hoặc sảy thai, sinh non đối với thai kỳ ở những tháng cuối hay rong kinh, rong huyết,..
- Những triệu chứng có thể được kiểm soát bằng việc uống paracetamol, được coi là an toàn trong thai kỳ. Uống nhiều nước và nghỉ ngơi nhiều nhất có thể kèm theo dõi sát sao.
Nếu bà bầu bị sốt xuất huyết nặng sẽ cần được điều trị tại bệnh viện và truyền dịch qua ống nhỏ giọt để tránh mất nước và ổn định huyết áp. Đôi khi, truyền máu có thể cần thiết để duy trì số lượng tiểu cầu tối thiểu.