Mẹ không được để trẻ sơ sinh khóc nhiều vì những lí do khủng khiếp sau

Mẹ không được để trẻ sơ sinh khóc nhiều vì những lí do khủng khiếp sau
Trẻ sơ sinh khóc nhiều trong thời gian dài để lại nhiều hậu quả rất lớn. Vì vậy, các mẹ không nên chủ quan với hiện tượng khá phổ biến này.

1. Trẻ sơ sinh khóc nhiều khiến bé bị mất kiểm soát cảm xúc

Một số nghiêm cứu chỉ ra rằng trẻ sơ sinh khóc nhiều sẽ có chỉ số IQ thấp hơn những đứa trẻ cùng tuổi khoảng 9 điểm và gặp khó khăn trong việc kiềm chế cảm xúc, nhạy cảm và dễ xúc động. Đồng thời, trẻ cũng chậm phát triển hơn các trẻ em bình thường về khả năng vận động cũng như khả năng giao tiếp xã hội cơ bản.

2. Khóc quá nhiều khiến bé trở nên vô cảm.

Để mặc bé khóc giống như một phát đạn trong đêm tối đối với bé. Một số bà mẹ, có thể làm điều đó và làm nó thành công. Nhưng cái giá phải trả là gì? Việc mẹ và bé có thời gian bên nhau là rất quan trọng. Chỉ cần ôm bé trong lòng, bạn đã có thể hàn gắn những vết thương tâm lý ở bé trong khi bỏ mặc bé khóc có thể khiến tình hình tệ thêm bởi nó khiến bạn cảm thấy mình không thể làm một người mẹ tốt.

Nhiều người quá mệt mỏi khi phải liên tục dỗ bé nín khóc nhưng không thành công và quyết định để mặc cho bé tự nín. Tuy nhiên, việc bé khóc một phần là do muốn có được sự quan tâm, chú ý của người lớn. Nếu cứ bỏ mặc để bé tự nín như vậy, lâu dần sẽ tạo nên khoảng cách giữa ba mẹ và bé, khiến bé trở nên chai lì, vô cảm sau này. Hãy quan tâm đến suy nghĩ nhỏ nhất của trẻ từ khi còn sơ sinh, vì điều đó sẽ ít nhiều hình thành nên nhân cách của bé sau này.

3. Trẻ khóc nhiều gây rạn nứt tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.

Việc bé khóc liên tục khiến riêng ba mẹ và mọi người đều mệt mỏi. Lâu dần sẽ khiến mọi thứ trở nên căng thẳng và dễ xảy ra xích mích. Bên cạnh đó, việc bé lớn lên mà không được ba mẹ để tâm từ một việc nhỏ như vậy sẽ gây ảnh hưởng lớn tới tâm lí của bé.

Trên thực tế, khóc là một cách hiệu quả giúp trẻ nói lên điều chúng muốn. Trẻ chỉ khóc khi cần sự quan tâm - điều mà ai trong chúng ta cũng cần.

Một số trẻ đã dần thôi khóc khi chúng bị bỏ mặc và nhận ra không có ai đến với chúng khi chúng khóc.

4. Khiến bé cảm thấy thiếu an toàn

Ảnh 1.

Được dỗ dành khiến bé cảm thấy an toàn hơn (Ảnh minh hoạ - nguồn: Internet)

Khi khóc liên tục mà không được dỗ dành, bé sẽ có cảm giác không được bảo vệ ngay trong chính ngôi nhà của mình. Khi lớn lên, bé có thể cảm thấy cô độc và thiếu tự tin, sống khép kín và ngày giao tiếp.

Việc dỗ bé khóc cũng không thực sự khó khăn nếu bạn đủ kiên nhẫn và bình tĩnh. Khi bé khóc, vỗ nhẹ vào lưng, mông hoặc đu đưa chúng trong tay sẽ khiến con bình tĩnh trở lại. Hãy thường xuyên giao tiếp với bé bằng lời nói, ánh mắt, hành động,... để mối quan hệ giữa mẹ và con ngày càng khăng khít. 

Tổng hợp

Tác giả: Bùi Thảo Ngân