Triệu chứng viêm tai ngoài ở trẻ em bao gồm đau, ngứa, cảm giác khó chịu do sưng trong tai và ống tai. Viêm nhiễm nặng do vi khuẩn có thể gây đau nhói, chảy mủ tai và làm giảm thính lực. Cảm giác đau tăng nhiều hơn khi nhai hoặc khi bị ấn vào vùng trước tai hoặc khi sờ vào tai. Nhìn vào tai có thể thấy ống tai bị sưng, đỏ, có thể có chảy nước trông như mủ. Khi phát hiện ra các dấu hiệu trên các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi khám bệnh để được bác sĩ hướng dẫn dùng thuốc, áp dụng cách nhỏ tai và chăm sóc thích hợp.
Nhiều người luôn cho rằng thuốc kháng sinh là phương pháp hữu hiệu nhất để điều trị viêm tai ngoài ở trẻ em. Nhưng theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) thuốc kháng sinh hiếm khi cần thiết cho bệnh nhiễm trùng tai hay viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh, trừ một số trường hợp nghiêm trọng ở trẻ em trên 6 tháng tuổi.
Tỷ lệ mắc bệnh viêm tai ngoài ở trẻ em cao hơn so với người lớn
Nếu như gia đình có trẻ nhỏ bị viêm tai ngoài cha mẹ cần theo dõi và chăm sóc trẻ trong vòng 48 đến 72 giờ. Những trường hợp Viêm tai ngoài ở trẻ em gây đau sốt có thể dùng thuốc giảm đau tê acetaminophen (Tylenol) hay ibuprofen, kết hợp dùng vệ sinh tai sạch sẽ. Sau đây là một số cách điều trị viêm tai ngoài ở trẻ tại nhà khá hiệu quả.
Cách 1: Các mẹ có thể dùng khăn mặt sau đó rửa bằng nước ấm và vắt sạch nước để lau tai bé, sau đó nhỏ 1 đến 2 giọt nước muối sinh lý vào tai bé, đối với những trẻ có ráy tai khô thì các mẹ nên thay nước muối sinh lý bằng oxy già.
Cách 2: Sử dụng tinh dầu tỏi hoặc nước ép tỏi để điều trị viêm tai ngoài ở trẻ em. Tỏi có tác dụng diệt trừ vi khuẩn gây bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể, trong tỏi còn chứa các chất giúp giảm sưng viêm, làm lành vết thương. Nếu như không tìm được tinh dầu tỏi các mẹ có thể sử dụng tỏi tơi theo cách sau.
Nguyên liệu: 3-5 nhánh tỏi tươi, đập dập băm nhỏ để khoảng 15 phút. Sau đó cho vào chén nhỏ và đổ thêm 1 ít nước ấm để ngập tỏi. Để khoảng 3 phút rồi lấy bông ngoáy tai thấm nước tỏi. Sau đó lau xung quanh tai, lau cả ống tai ngoài và vành tai ngoài cho bé bằng nước tỏi. Thực hiện ngày 3 lần. Liên tiếp thực hiện trong vòng 1 tuần Viêm tai ngoài ở trẻ em sẽ khỏi.
Trong tỏi còn chứa các chất giúp giảm sưng viêm, làm lành vết thương
Cách 3: Điều trị Viêm tai ngoài ở trẻ em bằng dầu ô liu. Các chất có trong dầu ô liu khi được nhỏ vào tai giúp giảm ngứa, giảm đau tai bé. Ngoài ra dầu ô liu còn tạo nên 1 lớp màng bảo vệ tai giúp chống lại vi khuẩn.
Cách làm: làm ấm dầu ô liu rồi nhỏ 2-3 giọt vào vị trí viêm tai ngoài ở trẻ. Sau đó lấy bông che tai bé lại trong khoảng 10 phút thì bỏ bông ra khỏi tai bé.
Viêm tai ngoài ở trẻ em dầu ô liu hoặc dầu tỏi là những cách làm đơn giản mà các mẹ có thể thực hiện ở nhà để chữa khỏi bệnh viêm tai ngoài mà không phải sử dụng thuốc kháng sinh hay Tây y để chữa bệnh. Sử dụng dầu ô liu hoặc tỏi để nhỏ vào tai sẽ giúp cho ráy tai được mềm ra và di chuyển ra khỏi tai bé 1 cách tự nhiên. Ngoài ra tỏi và dầu ô liu còn có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm kháng khuẩn và tính kháng virus giúp điều trị viêm tai giữa, nhiễm trùng tai và chữa viêm tai ngoài ở trẻ nhanh chóng.
Các chất có trong dầu ô liu khi được nhỏ vào tai giúp giảm ngứa, giảm đau tai bé
Liên lạc với bác sĩ nếu triệu chứng ở tai bé kéo dài hơn 4 - 5 ngày, nếu bé đã từng bị viêm tai hay tái phát viêm ống tai ngoài. Mẹ có thể đưa trẻ đi khám nếu thấy dịch nhiều trong tai hoặc thấy sức nghe của trẻ có vấn đề.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể có thể lan vào sâu bên trong, gây ra viêm tai giữa. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu thấy bé có biểu hiện đau, sốt và quan sát tai có thể nhìn thấy rõ ổ sưng viêm bên trong ống tai.
Tổng hợp