Những điều cần biết về viêm phổi ở trẻ: dấu hiệu, nguyên nhân, biến chứng và cách phòng tránh

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Những điều cần biết về viêm phổi ở trẻ: dấu hiệu, nguyên nhân, biến chứng và cách phòng tránh
Để con luôn an toàn và khỏe mạnh từ những năm tháng đầu đời, mẹ cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh để phòng tránh cho bé.

1. Viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh xuất hiện là do bé bị nhiễm các vi khuẩn listeria, coli, gram âm ở phổi dẫn tới các triệu chứng khó thở, cả người tím tái. Bé có thể nhiễm khuẩn phổi ở quá trình trước, trong và sau sinh. Đặc biệt các bé sinh non không chỉ yếu ớt từ khi mới sinh mà các bé chính là đối tượng dễ mắc bệnh viêm phổi nhất.

Đối với các bé mới sinh, cha mẹ cũng nên lưu ý tới thời tiết để chăm sóc con cẩn thận, mùa lạnh cần giữ ấm cho bé vì thời tiết cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh.

Bệnh viêm phổi có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bố mẹ không phát hiện và đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

2. Dấu hiệu bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thường rất nhỏ nên rất khó để thấy các dấu hiệu bệnh rõ rệt. Bố mẹ cần quan sát kĩ trẻ thông qua quá trình chăm sóc các bé để nhận biết các triệu chứng viêm phổi ở con.

Quan sát trẻ sơ sinh đặc biệt trong lúc bé bú, lúc bé ngủ và cách bé thở có thể giúp bố mẹ xác định liệu con yêu có bị viêm phổi hay không.

2.1. Quan sát cách trẻ bú sữa mẹ.

Bố mẹ cần đặc biệt quan sát kĩ vào thời điểm giao mùa, khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. Bé sẽ có một số dấu hiệu khi bú như quấy khóc và bú ít hơn ngày thường. Mẹ cần lưu tâm khi cho con bú để phát hiện triệu chứng kịp thời.

2.2. Khi bé ngủ

Tùy vào tình trạng riêng của mỗi bé, các bé có thể ngủ ít hoặc ngủ nhiều, thời gian ngủ thay đổi liên tục trong ngày. Nhiều mẹ có thể nhầm dấu hiệu này với việc ngủ nhiều ở trẻ sơ sinh nên các mẹ cần kết hợp với dấu hiệu khác để phát hiện ra bệnh viêm phổi ở trẻ.

2.3. Cách bé thở

Mẹ nên quan sát chặt chẽ cánh mũi của bé khi ngủ. Hai cánh mũi phập phồng lên xuống rõ ràng và ngực bé lõm hơn bình thường chính là dấu hiệu của bệnh ở trẻ.

Nếu có một trong ba dấu hiệu trên, bố mẹ nên đưa con đi khám ngay để điều trị kịp thời vì viêm phổi là căn bệnh tiến triển nhanh, có thể dẫn đến nhiều biến chứng khó lường hết được.

3. Biến chứng viêm phổi ở trẻ sơ sinh

3.1. Tràn mủ màng phổi

Nếu không được chữa trị kịp thời, bé sẽ có bị biến chứng tràn mủ màng phổi. Trẻ sẽ kháng thuốc và hô hấp khó khăn hơn. Việc chữa bệnh cho trẻ cũng trở nên phức tạp và rất khó điều trị.

3.2. Viêm màng não

Một trong những biến chất có thể xảy ra khi trẻ bị viêm phổi, đó là viêm màng não. Các vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công cơ thể non nớt khiến bé bị viêm màng não và để lại các di chứng như bị mù, điếc, rối loạn thần kinh, tổn thương não vĩnh viễn, khả năng vận động của trẻ bị suy giảm,..Đây là biến chứng hết sức nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh.

3.3. Tràn dịch màng tim, trụy tim

Khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi, hệ tuần hoàn cũng bị tác động trực tiếp và có sự xâm nhập của các vi khuẩn nên sẽ kéo theo tràn dịch màng tim, trụy tim ở trẻ.

3.4. Gây nhiễm trùng máu

Vi khuẩn xâm nhập từ phổi sang hệ tuần hoàng không chỉ gây trụy tim mà còn khiến trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng máu. Nguy cơ tử vong là rất cao nếu trẻ bị viêm phổi không được điều trị kịp thời.

3.5. Kháng kháng sinh

Trẻ sẽ bị kháng thuốc nên cần phối hợp nhiều loại thuốc để sử dụng cho trẻ. Tuy nhiên, khả năng khỏi bệnh rất thấp. Thậm chí việc này còn khiến hệ miễn dịch của trẻ suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới cơ thể non nớt của bé.

3.6. Gây còi xương

May mắn khỏi bệnh nhưng nguy cơ trẻ còi xương khi lớn lên là rất cao. Chưa kể là các biến chứng viêm màng não, áp-xe não, viêm xương chũm.

4. Phòng bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Cách phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm phòng cho trẻ. Các vắc-xin phòng bệnh sẽ giúp trẻ sơ sinh ngăn chặn tốt căn bệnh viêm phổi này.

Để tránh các nguy cơ mắc bệnh viêm phổi cho trẻ sơ sinh, bố mẹ cần giữ gìn nơi ở sạch sẽ, vệ sinh thường xuyên các đồ vật dễ chứa nhiều vi khuẩn, mầm mống gây bệnh, đặc biệt là các đồ dùng của bé.


Tác giả: Quỳnh Anh