Việt Nam là nước có tỉ lệ người nhiễm viêm gan B cao so với các nước khác trên thế giới. Theo các con số thống kê, nước ta có khoảng 15 - 20% dân số mắc viêm gan B. Viêm gan B là bệnh lý có thể lây lan trong cộng đồng.
Mẹ bị viêm gan B có lây sang con không là vấn đề quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt là những mẹ bầu. Cùng giải đáp thắc mắc này qua những thông tin trong bài viết dưới đây.
Theo các nghiên cứu và các bác sĩ, viêm gan B lây lan qua các con đường: quan hệ tình dục, truyền máu và lây lan từ mẹ sang con. Không những mẹ bị viêm gan B có thể lây lan sang con mà tỉ lệ lây lan virus viêm gan B từ mẹ sang con còn rất cao. Các thống kê chỉ ra rằng có tới 90 - 95 % mẹ bị nhiễm virus viêm gan B lây sang con.
Trên thực tế, sự lây lan virus viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con qua các thời điểm: trong khi mang thai, trong lúc chuyển dạ và trong thời kỳ cho con bú.
Các mẹ bầu cần chú ý, trong giai đoạn mang thai, virus viêm gan B hoàn toàn có thể lây lan từ mẹ sang con dù ở tỷ lệ nhỏ. Các con số thống kê cho biết tỷ lệ viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn mang thai không quá 2%.
Đọc thêm:
- Mẹ mang thai bị viêm gan B và những điều cần biết
- Những điều cần biết về viêm gan B ở phụ nữ mang thai
Cụ thể, cơ chế lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con khi người mẹ mang thai như sau: Thông thường, máu mẹ bầu và thai nhi không tiếp xúc với nhau mà được ngăn cách bởi một hàng rào nhau thai, đây chính là nơi trao đổi chất dinh dưỡng.
Trong thời kỳ đầu thai nghén, hàng rào nhau thai gồm 4 lớp là nội mô mao mạch máu, mô liên kết, lá nuôi tế bào và lá nuôi hợp bào. Tuy nhiên, sang tháng thứ 4, lá nuôi tế bào biến đi, lá nuôi hợp bào trở nên rất mỏng và mô liên kết giảm đi đáng kể. Lúc này, hàng rào nhau thai trở lên rất mỏng manh. Chỉ cần một chấn động nhẹ có thể làm tổn thương hàng rào nhau thai. Khi điều này xảy ra, máu của người mẹ sẽ tiếp xúc với máu thai nhi và dẫn đến lây truyền virus viêm gan B.
Nếu như trong giai đoạn mang thai, tỷ lệ mẹ bị viêm gan B lây sang con chỉ khoảng 2% thì có tới hơn 90% các trường hợp lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con xảy ra trong giai đoạn người mẹ chuyển dạ đẻ.
Vào thời điểm chuyển dạ để, cơ tử cung co thắt, các mạch máu nơi nhau bám cũng bị co thắt. Điều này có thể khiến máu mẹ tiếp xúc trực tiếp với máu con làm lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con. Ngoài ra, sự lây lan ở thời điểm này còn có thể xảy ra khi trẻ chui qua ống âm đạo của mẹ, trẻ tiếp xúc với dịch âm đạo.
Điều cần lưu ý, trường hợp người mẹ bị nhiễm virus viêm gan B và có HBeAg (+) thì trẻ sơ sinh có 95% nguy cơ bị nhiễm nếu không được điều trị dự phòng miễn dịch, còn trong trường hợp mẹ nhiễm viêm gan B mà HBeAg (-) thì tỷ lệ lây nhiễm cho con thấp hơn, chiếm 32%.
Mẹ bị viêm gan B cho con bú có làm lây lan virus viêm gan B từ mẹ sang con không là băn khoăn của rất nhiều mẹ. Trên thực tế, trong thời kỳ cho con bú, nếu người mẹ bị viêm gan B hoàn toàn có thể lây lan sang con cho dù tỷ lệ lây lan trong giai đoạn này là thấp.
Theo các nghiên cứu, cực kỳ hiếm các trường hợp bé bị nhiễm virus viêm gan B trong thời gian bú mẹ. Các trường hợp bé bị nhiễm virus viêm gan B từ người mẹ trong giai đoạn này có thể do tổn thương đầu vú của mẹ, tổn thương miệng của trẻ, huyết thanh chứa virus viêm gan B tiếp xúc với máu của trẻ khi trẻ bú trực tiếp.
Vì vậy, các bà mẹ bị nhiễm virus viêm gan B khi cho con bú cần phải ngăn ngừa sự lây lan virus từ mẹ sang con bằng cách ngăn ngừa tình trạng chảy máu ở đầu ti, cho trẻ bú đúng cách, giữ vệ sinh đầu vú trước và sau khi cho trẻ bú.
Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi mẹ bị viêm gan B có lây sang con không là có, mẹ bị viêm gan B hoàn toàn có thể lây truyền sang con. Nguy hiểm hơn, tỷ lệ này còn rất cao. Để phòng ngừa sự lây lan viêm gan B từ mẹ sang con, các bác sĩ khuyến cáo các mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- .Không nên mang thai vào giai đoạn người mẹ bị viêm gan cấp tính. Với những người mẹ bị viêm gan B mạn tính, cần theo dõi chức năng gan định kỳ trong một thời gian dài và luôn nghe tư vấn của bác sĩ về dùng thuốc điều trị bệnh nếu muốn sinh con. Cần lưu ý giai đoạn virus viêm gan B đang hoạt động không nên mang thai. Chỉ nên mang thai khi chức năng gan trở lại bình thường, HBeAg âm tính.
- Tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho trẻ: Đây là cách an toàn và hiệu quả nhất để ngăn ngừa lây nhiễm virus viêm gan B. Theo đó, các bác sĩ khuyến cáo, tiêm vắc xin viêm gan B càng sớm thì hiệu quả càng cao. Theo các thống kê, khi tiêm vắc xin ở thời điểm 12 - 24h sau sinh có khả năng phòng được 85-90% các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con. Hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần theo từng ngày, thậm chí là không đạt nếu vắc xin được tiêm sau 7 ngày.
Bên cạnh đó, cần lưu ý, ngoài tiêm sớm 1 mũi vắc- xin viêm gan B để tạo ra miễn dịch chủ động, trẻ có mẹ dương tính với HBsAg cần tiêm 1 mũi Globulin miễn dịch viêm gan B.
- Mẹ bị viêm gan B tránh cho trẻ bú trực tiếp. Thay vào đó, mẹ có thể vắt sữa ra cho con bú. Tuy nhiên, cần lưu ý vệ sinh đầu ti sạch sẽ, khử trừng dụng cụ vắt sữa để đảm bảo vệ sinh.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi mẹ bị viêm gan B có lây sang con không. Các chuyên gia cũng như các bác sĩ khuyến cáo để giảm thiểu sự lây truyền virus Viêm gan B từ mẹ sang con, các bà mẹ cần thường xuyên theo dõi sức khỏe, chọn thời điểm thụ thai phù hợp, tuân thủ phác đồ tiêm chủng để con được khỏe mạnh và phát triển toàn diện.