Mẹ bị viêm gan B cho con bú có sao không?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Mẹ bị viêm gan B cho con bú có sao không?
Mẹ bị viêm gan B trong thời kỳ mang thai có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm virus viêm gan B thông qua quá trình sinh nở. Vậy sau khi sinh có thể cho con bú được không? Viêm gan B có lây qua sữa mẹ không?

1. Mẹ bị viêm gan B có thể cho con bú không?

Theo nhiều nghiên cứu thì mẹ bị viêm gan B vẫn có thể cho con bú nếu như trẻ được thực hiện biện pháp bảo vệ là tiêm huyết thanh chống virus viêm gan B đặc hiệu (Ig-AntiB) 100 đơn vị ngay lập tức sau khi sinh (khi vẫn còn trong phòng đẻ). Sau đó thì tiêm mũi vaccine phòng tránh bị viêm gan B ở các vị trí khác trên cơ thể của bé theo công thức chỉ định là 3 mũi tiêm.

- Mũi 1: Sau khi sinh

- Mũi 2: tháng thứ 2

- Mũi 3: tháng thứ 3

Nồng độ HBsAg có trong sữa của người mẹ bị viêm gan B lây truyền chủ yếu do trẻ cắn vú mẹ gây trầy xước da thì có thể lây nhiễm. Như đã nói thì viêm gan B lây truyền qua đường máu, virus viêm gan B trong máu sẽ xâm nhập và lây lan sang cơ thể lành tính.

2. Mẹ bị viêm gan B vẫn muốn cho con bú thì cần làm gì?

Viêm gan B có thể lây qua đường sữa mẹ nhưng có thể hạn chế được đến mức thấp nhất khả năng lây nhiễm. Cụ thể như sau:

- Đối với những mẹ đang cho con bú

Mẹ cần phải thường xuyên kiểm tra đầu vú (đầu ti) của mình xem có bị bé cắn nứt, xước hay không. Nếu như phát hiện ở đầu vú có vết thương hở thì cần phải nhanh chóng điều trị để vết thương nhanh lành lại. 

Mặt khác nếu như bé có mẹ bị viêm gan B bị tưa lưỡi thì cũng cần phải chữa trị dứt điểm. Với cả hai trường hợp này thì không nên cho bé tiếp tục bú mẹ mà nên vắt sữa ra bình rồi mới cho trẻ bú.

Nếu bị chẩn đoán bị viêm gan B khi mang thai thì sau khi sinh mẹ cũng cần phải thực hiện kiểm tra đều đặn các chỉ số cần thiết, trong đó có chỉ số HBsAg. Nếu kết quả HBsAg dương tính thì mẹ bị viêm gan B nên đi tiêm phòng ngay để đưa chỉ số HBsAg chuyển về âm tính.

- Đối với những mẹ đang mang thai bị viêm gan B

Với những mẹ đang mang thai bị viêm gan B muốn sau sinh có thể cho con bú được thì cần phải được điều trị tích cực ngay từ đầu, đồng thời tiêm phòng ngay cho trẻ mũi tiêm phòng virus viêm gan B trong vòng 24h sau khi chào đời; kế tiếp là những mũi 2, mũi 3 và các mũi nhắc lại,...

Lúc này nguy cơ bị viêm gan B của trẻ đã giảm tới 95%.

Theo thống kê thì khi phát hiện và điều trị khi bà bầu mang thai bị viêm gan B thì tỷ lệ lây truyền sẽ cực thấp:

- 3 tháng đầu: 1%

- 3 tháng tiếp theo: tăng lên 10%

- 3 tháng cuối: lại tăng tới 67% nếu như không được điều trị ở các tháng trước đó.

Kết quả kiểm tra virus viêm gan B trong thai kỳ dù HBsAg cho kết quả dương tính hay HBsAg âm tính thì cũng cần tiêm phòng viêm gan B để làm virus gây bệnh ngưng hoạt động. Sau đó thì mẹ cần phải được tiếp tục theo dõi và đảm bảo được sức khỏe cho cả mẹ và con.

3. Phòng bệnh viêm gan B cho bà bầu

Trước hết cần làm một xét nghiệm HBsAg trong huyết thanh thai phụ vào tháng thứ 6 của thai kỳ, nếu dương tính (+), đánh giá mức độ truyền bệnh, làm xét nghiệm bổ sung HBeAg hoặc ADN và anti HBe.

Tốt nhất để phòng tránh bị viêm gan B là tiêm vaccin viêm gan B cho tất cả các phụ nữ có HBsAg âm tính (-) trong huyết thanh trước hoặc trong khi có thai.


Tác giả: Phạm Thanh