Khoai lang là món ăn ưa thích của nhiều người, đặc biệt là các mẹ bầu. Tuy nhiên, một số mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên cần cẩn trọng trong chế độ ăn uống. Một số mẹ bầu thường băn khoăn bị tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không?
Khoai lang có tên khoa học là Ipomoea batatas - loại củ chứa nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng, cung cấp năng lượng dưới dạng tinh bột. Mặc dù loại củ này không chứa protein và chất béo nhưng lại cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng khác nhau như magie, kali, canxi, … Tất cả các chất dinh dưỡng này đều rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Ngoài giá trị dinh dưỡng, khoai lang còn chứa các đặc tính có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại II.
Đọc thêm:
+ Bà bầu có được ăn cà muối không?
+ Bà bầu ăn măng cụt được không?
Khoai lang có rất nhiều loại như khoai lang trắng, khoai lang tím, khoai lang mỡ … Mặc dù có sự khác biệt nhưng nhìn chung giá trị dinh dưỡng không có sự thay đổi. Cứ 100g khoai lang sống sẽ cung cấp:
- 64 Calo năng lượng
- 0,91g Protein
- 16,36g Carbohydrate
- 2,7g Chất xơ
- 24mg Canxi
- 3.64g Đường
- 0,5mg Sắt
- 0g Chất béo
Hơn nữa, khoai lang còn chứa các loại vitamin như vitamin A, C, E … và các khoáng chất khác.
Khoai lang là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dưới dạng tinh bột nên rất cần thiết với các mẹ bầu. Dưới đây là một số lợi ích của khoai lang đối với các mẹ bầu:
- Giúp thai nhi phát triển: Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang thai nên ăn thực phẩm giàu vitamin A, vì mỗi ngày cơ thể mẹ bầu cần tới 800 microgam vitamin A. Vitamin A rất quan trọng trong sự phát triển của thai nhi bởi vitamin A giúp phát triển các cơ quan như tim, phổi, máu, thận. Trong khoai lang có chứa khá nhiều vitamin A, nên mẹ bầu có thể ăn 1/2 đến 1 củ khoai/ngày.
- Ngăn ngừa táo bón: Khoai lang là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, đây là chất dinh dưỡng quan trọng trong thai kỳ. Hơn nữa, việc bổ sung chất xơ giúp giảm tình trạng táo bón.
- Giúp phát triển trí não thai nhi: Trong khoai lang có chứa chất Pyridoxine còn được gọi là vitamin B6, rất cần thiết cho sự hình thành của não và hệ thần kinh hoạt động ở thai nhi. Hoạt chất này cần thiết để sản xuất máu và có tác dụng ngăn ngừa cảm giác buồn nôn ở phụ nữ mang thai.
- Giúp phát triển xương của thai nhi: Trong thời kỳ mang thai, chế độ ăn của mẹ bầu nên cung cấp 90 mg vitamin C mỗi ngày. Vitamin C thúc đẩy hoạt động của enzym, phát triển xương, gân, da … Đồng thời, cũng tăng tốc độ hấp thụ sắt, cần thiết cho sự hình thành các tế bào hồng cầu. Một củ khoai lang có thể cung cấp ít nhất 1/3 số lượng đó
Ngoài ra, một củ khoai lang cũng có thể cung cấp cho cơ thể bạn gần một nửa lượng mangan mỗi ngày. (Mangan là một khoáng chất giúp phát triển xương và sụn ở thai nhi).
Nhiều người vẫn thường cho rằng bị tiểu đường thì không nên ăn khoai lang vì khoai có vị ngọt. Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn yên tâm bởi loại củ này an toàn với bệnh nhân bị tiểu đường và mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Với lượng calo và lượng đường trong khoai lang rất thấp nên có tác dụng chống tăng huyết áp, đặc biệt có lợi cho phụ nữ mang thai.
Hơn nữa, khoai lang là thực phẩm giàu chất xơ nên đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ khá tốt trong việc cải thiện hệ tiêu hóa, loại bỏ các chất tích tụ ở dạ dày. Mặt khác, việc ăn khoai lang còn có thể giúp kiểm soát cân nặng thông qua sự chuyển hóa của cơ thể nhờ các loại vitamin, khoáng chất.
Mặc dù các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể ăn khoai lang, nhưng để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho cả mẹ và thai nhi, mọi người nên lưu ý một số vấn đề sau khi ăn khoai:
- Không nên ăn khoai sống, cắt khoai ra chiên. Cách tốt nhất là nên hấp, nướng hoặc luộc khoai.
- Không ăn khoai lang kèm các loại rau củ quả muối như dưa muối, củ cải muối bởi một số loại protein chứa trong khoai và các món ăn chua khi kết hợp dễ tạo thành axit và không tốt cho dạ dày.
- Tuyệt đối không ăn khoai lang mọc mầm.
- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về lượng khoai bản thân cần ăn để cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
Dưới đây là ba loại khoai lang có chỉ số lượng GI (chỉ số đường huyết) thấp tốt cho mẹ bầu:
- Khoai lang vàng
Hay còn gọi là khoai lang Nhật, bên ngoài có màu nâu bên trong ruột vàng. Loại củ này có chứa caiapo có tác dụng làm giảm đáng kể mức đường huyết lúc đói trong hai giờ ở các đối tượng khi so sánh với giả dược và làm giảm cholesterol.
- Khoai lang ruột cam
Là loại khoai có màu nâu đỏ bên ngoài, bên trong ruột cam. Khi so sánh với khoai lang trắng thông thường, khoai lang cam có hàm lượng chất xơ cao hơn. Loại khoai này chứa lượng đường bột thấp, là một lựa chọn lành mạnh cho những người bị tiểu đường. Đặc biệt hơn khoai lang ruột cam khi luộc có giá trị GI thấp hơn so với khoai lang nướng hoặc rán nguyên vỏ.
- Khoai lang tím
Khoai lang tím có màu hoa oải hương cả bên trong và bên ngoài. Hàm lượng GI của khoai lang tím thấp hơn khoai lang ruột cam. Ngoài chất dinh dưỡng, khoai lang tím còn chứa anthocyanins – một loại hợp chất giúp đảo ngược hoặc ngăn ngừa nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường loại 2 bằng cách cải thiện tình trạng kháng insulin.
Trên đây là những giải đáp về vấn đề "bị tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không?". Có thể nói, khoai lang là thực phẩm khá lành tính và hầu hết mọi người đều có thể ăn. Nhưng chỉ nên ăn với lượng vừa đủ, thay vào đó mẹ bầu nên bổ sung đa dạng nguồn dinh dưỡng để đảm bảo đủ dưỡng chất, giúp con phát triển tốt.
Nguồn tham khảo: