Mẹ bầu bị ngứa toàn thân khi mang thai có nguy hiểm không?

Mẹ bầu bị ngứa toàn thân khi mang thai có nguy hiểm không?
Quá trình mang thai kéo theo rất nhiều thay đổi đa dạng trên cơ thể con người như tăng cân, rạn da, khó ngủ, ngứa ngáy khó chịu… Theo thống kê, có đến 40% phụ nữ mang thai gặp phải vấn đề ngứa và nó sẽ biến mất sau khi sinh. Mẹ bầu bị ngứa toàn thân khi mang thai có nguy hiểm không?

1. Ngứa khi mang thai có thể là hiện tượng bình thường

Các nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng ngứa bình thường:

-     Da giãn ra để chứa em bé hoặc mẹ bầu tăng cân quá nhanh khiến da bị rạn gây ra tình trạng ngứa. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của ngứa trong khi mang thai.

-    Sự gia tăng estrogen ở phụ nữ mang thai làm một số mẹ bầu bị ngứa và mẩn đỏ ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Nó thường mất dần ngay sau khi estrogen trở về bình thường.

-    Mẹ bầu có tiền sử bị bệnh chàm, da khô hoặc dị ứng thì khi mang thai có thể gây ngứa.

-    Do cơ quan sinh dục ngoài dễ bị nhiễm vi khuẩn, nấm trong khi mang thai nên có thể gây ra ngứa vùng kín.

-    Mồ hôi ra nhiều cũng có thể gây ra ngứa da.

Mẹ bầu bị ngứa toàn thân khi mang thai có nguy hiểm không? - Ảnh 1.

Ngứa có thể là tình trạng bình thường khi mang thai. (Ảnh: Internet)

Nếu gặp tình trạng ngứa do các vấn đề trên thì hãy yên tâm bởi đây chỉ là những cơn ngứa mà gần như mẹ bầu nào cũng có thể gặp phải trong thời kỳ mang thai.

2. Ngứa khi mang thai có thể là dấu hiệu của các bệnh tiềm ẩn

Có một loạt các tình trạng liên quan đến ngứa ngáy khi mang thai. Các triệu chứng có thể xen kẽ giữa tình trạng này và tình trạng khác. Dưới đây là một số bệnh mà mẹ bầu có thể mắc phải khi bị mẩn ngứa:

2.1. Dị ứng khi mang thai do bệnh mề đay, sẩn ngứa (PUPPP)

Bệnh mề đay (PUPPP) thường bắt đầu bằng các vết sưng đỏ, ngứa và các mảng phát ban giống như tổ ong lớn trên bụng của mẹ bầu.

Triệu chứng: PUPPP thường bắt đầu trong ba tháng cuối, hoặc trong hai tuần đầu tiên sau khi sinh. Tình trạng này phổ biến ở những phụ nữ sinh đôi và những người có con đầu lòng. Nó gây ra phát ban khó chịu, ngứa, mặc dù không hề dễ chịu gì nhưng căn bệnh này lành tính.

Nguyên nhân: Tác nhân gây bệnh cho PUPPP được biết là không tồn tại. Các đợt bùng phát, có thể ngứa nhiều, thường xuất hiện trước tiên ở bụng, sau đó lan xuống đùi, mông, lưng và hiếm khi xảy ra ở cánh tay và chân.

Điều trị: Bác sĩ sẽ đề nghị một loại thuốc mỡ bôi ngoài da để giảm ngứa cùng với thuốc kháng histamin. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ bầu sử dụng thêm một đợt thuốc uống steroid.

Đọc thêm:

 - Mẹ bầu nên ăn trái cây gì? vào thời gian nào?

Bà bầu ăn hồng giòn được không? Những lưu ý khi ăn hồng giòn mẹ bầu cần biết

2.2. Phát ban sẩn ngứa (Prurigo)

Phát ban sẩn ngứa xảy ra do phản ứng viêm xuất tiết xuất hiện ở vùng lớp trung bì nông với sự thâm nhiễm của tế bào lympho và bạch cầu đa nhân trung tính. Đây là chứng rối loạn tương đối hiếm gặp.

- Triệu chứng: Nó được đặc trưng bởi rất nhiều vết sưng nhỏ ở các vị trí khác nhau trên cơ thể. Ngứa thai kỳ thường bắt đầu vào cuối phần hai hoặc phần đầu của quý ba. Các đợt bùng phát, có thể gây ngứa và rất khó chịu, thường xuất hiện trên các chi hoặc thân.

- Điều trị: Tương tự như điều trị bệnh mề đay.

Ngứa khi mang thai thường hết sau khi chuyển dạ, mặc dù nó có thể kéo dài thêm ba tháng sau khi sinh và có thể tái phát trong lần mang thai sau này. Tuy nhiên một điều rõ ràng là nó dường như không gây rủi ro cho mẹ bầu cũng như em bé.

2.3. Pemphigoid Gestationis

Pemphigoid Pregationis (PG) là một trường hợp nổi mẩn ngứa trên da hiếm gặp, thường xảy ra trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Bắt đầu giống như phát ban và sau đó nứt thành các tổn thương lớn sưng tấy.

- Triệu chứng: Các cơn bùng phát thường bắt đầu xung quanh rốn và ảnh hưởng đến các bộ phận cơ thể khác như cánh tay, chân, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Pemphigoid thai nghén có liên quan đến nguy cơ sinh non, bất thường tăng trưởng và làm thai chết lưu. Chính vì vậy cần cực kỳ chú ý nếu mẹ bầu có biểu hiện của căn bệnh này.

- Điều trị: Bác sĩ có thể kê thuốc uống steroid để điều trị cho mẹ bầu. Sự ngứa ngáy này có thể xuất hiện và kéo dài trong suốt thai kỳ, và nó thường bùng phát trong giai đoạn sau sinh. Trên thực tế, có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để nó giải quyết căn bệnh này.

2.4. Ứ mật của thai kỳ

Ứ mật thai kỳ xảy ra khi gan không thể bài tiết mật đúng cách. Ứ mật thai kỳ thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe của người mẹ, tuy nhiên nó có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho trẻ.

- Triệu chứng: Nó gây ngứa mạnh khi mang thai, thường là ở bàn tay và bàn chân. Cơn ngứa trầm trọng hơn vào ban đêm và có thể khiến mẹ bầu khó chịu đến mức không thể ngủ được. Các triệu chứng khác có thể bao gồm vàng da, buồn nôn và chán ăn.

- Nguyên nhân: Có thể là do yếu tố di truyền hoặc có thể là do sự gia tăng hormone thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng giữa thai kỳ có thể làm chậm dòng chảy thông thường của mật ra khỏi gan. Cuối cùng, sự tích tụ của mật trong gan cho phép axit mật đi vào máu. Axit mật lắng đọng trong các mô mềm của mẹ có thể là nguyên nhân gây ra cảm giác ngứa ngáy.

- Điều trị: Bác sĩ sẽ kê đơn Ursodiol cho mẹ bầu để làm dịu cơn ngứa và nó cũng giúp giảm mức độ mật trong máu của mẹ và có thể làm giảm các biến chứng cho em bé đang phát triển. Trong một số trường hợp, căn bệnh này khiến mẹ bầu phải sinh sớm, khoảng 37 tuần.

3. Cách giảm tình trạng ngứa khi mang thai

Để làm giảm tình trạng ngứa ngáy thì mẹ bầu có thể áp dụng các cách sau:

- Tránh tắm nước nóng: Tắm trong nước quá nóng có thể gây ngứa nhiều hơn khi mang thai. Tự điều trị bằng cách ngâm mình trong bồn nước ấm sẽ giúp mẹ bầu không bị ngứa nhiều.

- Tránh nóng: Sức nóng và ánh nắng mặt trời đều dẫn đến tình trạng ngứa ngáy trên các bộ phận da khô của cơ thể. Chính vì thế mẹ bầu nên đi tới những nơi mát mẻ tránh ra nắng.

- Sử dụng xà phòng nhẹ: Hãy loại bỏ xà phòng thơm có mùi hương mạnh khi mẹ bầu đang bị ngứa. Sử dụng xà phòng tự nhiên dịu nhẹ để xoa dịu da và nó sẽ giúp giảm ngứa.

- Làm ẩm làn: Thoa kem dưỡng ẩm thích hợp sau khi tắm để giảm thiểu nguy cơ da bị khô và ngứa.

- Mặc quần áo khô: Mẹ bầu nên mặc quần áo sạch và khô mỗi ngày. Quần áo cọ xát vào da có thể ảnh hưởng đến tình trạng ngứa da. Mặc quần áo rộng rãi thoải mái giúp mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu.

- Tránh cào, gãi khi bị ngứa.

- Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng: Mẹ bầu hãy uống đủ nước mỗi ngày và ăn nhiều thức ăn giàu vitamin A, vitamin D như cá, gan, trứng, các sản phẩm từ sữa, và ăn nhiều hoa quả.

- Thường xuyên tập thể dục: mẹ bầu nên tập thể dục điều độ mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, thiền… Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó giúp giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Nguồn tham khảo:

Itching of pregnancy

Itching During Pregnancy: Causes, Home Treatments, and When to See a Doctor

Pruritus in pregnancy

Itching and intrahepatic cholestasis of pregnancy

Tác giả: Phạm Trang