Thực hư chuyện bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bà bầu có được ăn cay không?

Thực hư chuyện bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bà bầu có được ăn cay không?
Mẹ bầu khi mang thai đều phải trải qua quá trình thai nghén. Vậy trong quá trình thai nghén, Bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi có làm hại đến thai nhi hay không?

Rất nhiều bà bầu nghén đồ ăn chua, cũng có bà bầu nghén ăn đồ cay nóng. Vậy bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu nghén hoặc có thói quen ăn đồ ăn cay.

Hầu hết phụ nữ trong thời kỳ mang thai đều bị ảnh hưởng do nhiệt độ, thay đổi của nội tiết tố cũng như áp lực của tử cung ngày càng lớn. Điều này gây ra tình trạng bà bầu thường bị ợ chua và thức ăn cay có thể làm nghiêm trọng hơn tình trạng này. Trong khi đó, thói quen ăn cay nóng của một số bà bầu cũng là nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng.

1. Ý nghĩa của việc thèm ăn cay ở bà bầu

Như đã biết, bà bầu thời gian nghén hoặc ngay cả khi không nghén cũng thèm rất nhiều loại đồ ăn, thức uống. Điều này gây ra bởi sự thay đổi của hormone và một vài nguyên nhân khác.

Thực tế cho biết, không có căn cứ nào có thể giải mã được cảm giác thèm ăn của bà bầu. Tuy nhiên, thèm ăn cay lại khiến nhiều bà bầu lo ngại.

Bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không luôn là mối lo lớn nhất của các bà bầu vì lo lắng có thể gây hại cho sức khỏe thai nhi.

Bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không? - Ảnh 2.

Bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không luôn là mối lo lớn nhất của các bà bầu - Ảnh Internet

2. Một vài câu hỏi khi bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi

2.1. Bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Thực phẩm cay không hề ảnh hưởng tới thai nhi. Do đó, bà bầu có thể ăn cay mà không cần lo lắng đến sức khỏe của em bé.

Thực phẩm cay cũng là một trong số ít những thực phẩm mà bé có thể nếm ngay cả khi bé ở trong bụng mẹ do một lượng nhỏ thực phẩm cay có thể đi vào dịch ối.

Thực tế cho thấy, nếu bé được nếm nhiều mùi vị khác nhau trước và sau sinh thì sau này bé sẽ ít kén ăn hơn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những bé được thưởng thức nhiều hương vị sẽ dễ dàng chấp nhận hương vị mới và thúc đẩy quá trình ăn uống tốt hơn.

2.2. Thức ăn cay có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?

Tương tự như câu hỏi bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi hay không thì thức ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi hay không cũng có giải đáp tương tự.

Khi mang thai ăn cay hoàn toàn an toàn đối với thai nhi. Bởi vì quá trình ăn cay của bà bầu thực tế vốn không thể làm tổn thương đến trẻ nhỏ.

Bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không? - Ảnh 3.

Khi mang thai ăn cay hoàn toàn an toàn đối với thai nhi và không tổn thương đến trẻ nhỏ - Ảnh Internet

Đọc thêm:

Bà bầu ăn dưa hấu được không? Công dụng của dưa hấu đối với bà bầu

Ăn ổi có tác dụng gì đối với sức khỏe? Bà bầu có ăn ổi được không?

Tuy nhiên, lưu ý khi bà bầu ăn cay cần biết: Một số loại thực phẩm trong thai kỳ có thể làm thay đổi nước ối. Dù chưa có nghiên cứu nào xem xét đến lượng thức ăn cay bà bầu hấp thụ.

Phụ nữ mang thai cần biết, chế độ ăn của bạn có ảnh hưởng lớn đến vị giác của trẻ và sau này trẻ có thể tỏ ra thích hương vị quen thuộc nhất định. Đây cũng không phải điều xấu đối với sức khỏe của trẻ.

2.3. Thực phẩm cay có an toàn cho bà bầu không?

Dù đồ ăn cay nóng thực chất không có ảnh hưởng và gây hại đối với em bé. Tuy nhiên, cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ đối với bà bầu như ợ chua, khó tiêu và khó chịu sau đó.

Vì vậy, nếu bà bầu không quen ăn đồ chay thì quá trình mang thai nghén của bạn mới mới khiến bạn ăn các loại đồ ăn cay thì nên bắt đầu từ từ.

Ngoài ra, tuyệt đối không sử dụng lượng thức ăn cay quá lớn hoặc quá thường xuyên trong bữa ăn. Bên cạnh đó, cần đảm bảo luôn uống đủ nước và chuẩn bị thức ăn cay an toàn, lựa chọn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng. Cần rửa tay sau khi xử lý ớt hoặc các thực phẩm cay.

Bà bầu ăn cay có ảnh hưởng tới thai nhi

Mẹ bầu ăn nhiều đồ cay không có lợi cho thai nhi (ảnh Internet).

Đọc thêm:

- Nghén khi mang thai tiết lộ cho mẹ điều gì?

- Mẹ bầu nên ăn trái cây gì? Vào thời gian nào?

3. Mẹ bầu ảnh hưởng thế nào khi ăn quá nhiều đồ cay?

Tuy nhiên, cái gì quá cũng là không tốt. Mẹ bầu ăn nhiều đồ cay không có tác động xấu tới thai nhi nhưng có thể gây ra một số khó chịu cho chính mình. Dưới đây là một số giải đáp về mẹ bầu ăn nhiều đồ cay có tốt không?

3.1. Mẹ bầu ăn nhiều đồ cay gây khó chịu cho đường tiêu hóa

Ăn quá nhiều đồ cay có thể làm tổn thương dạ dày, gây rối loạn tiêu hóa, khó tiêu hoặc nặng hơn là tiêu chảy.

Ợ nóng, một biểu hiện đi kèm với việc bà bầu ăn nhiều đồ cay nóng, là do khi mang bầu, tử cung chèn ép lên dạ dày, dẫn đến hiện tượng trào ngược axit, lượng axit trong dạ dày bị đẩy lên thực quản, làm mẹ bầu khó chịu, ợ nóng, ợ chua.

3.2. Ăn nhiều đồ cay làm nặng hơn hiện tượng ốm nghén

Bà bầu ăn cay có ảnh hưởng tới thai nhi

Đồ cay làm tái phát triệu chứng trào ngược dạ dày (ảnh Internet).

Nghén ngẩm khiến mẹ bầu rất dễ buồn nôn mỗi khi tiếp xúc với mùi vị lạ. Vì thế, để không bị những cơn nôn mửa đeo bám, mẹ nên tránh những gia vị cay nồng, điển hình là các loại ớt cay.

Bà bầu có thể sử dụng lá tía tô giảm ốm nghén. Đọc thêm bài viết: Tác dụng của lá tía tô với bà bầu: Giảm ốm nghén không phải tác dụng duy nhất.

3.3. Mẹ bầu ăn nhiều đồ cay làm tái phát triệu chứng trào ngược dạ dày

Đồ cay không gây ra triệu chứng trào ngược dạ dày, tuy nhiên nếu mẹ bầu đã có tiền sử bị trào ngược dạ dày thì cần cẩn trọng. Vì sao? Vì đồ cay có thể làm tái phát và trầm trọng hơn triệu chứng trào ngược đó.

Như vậy, mẹ bầu ăn nhiều đồ cay không có tác động xấu đến thai nhi. Tuy nhiên, một lời khuyên dành cho mẹ bầu là không nên ăn quá nhiều đồ cay cùng lúc, hãy ăn chút một để giảm cơn nghén và để không làm hại đến dạ dày.

Ngoài ra hãy đảm bảo đồ cay đó không nhiễm hóa chất độc hãi, không mất an toàn vệ sinh thực phẩm tránh gây ngộ độc thực phẩm cho mẹ bầu.

Vậy bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không? thì câu trả lời là Không. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé, bà bầu không nên ăn cay quá thường xuyên vì có thể khiến bà bầu gặp một vài vấn đề về sức khỏe.

4. Bà bầu có được ăn cay không?

Rõ ràng, đồ ăn cay có gây ra một vài ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống cũng như đến mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, bà bầu có được ăn cay không? thì câu trả lời là Có.

Thậm chí, bà bầu ăn cay đúng cách còn có thể đem lại một số lợi ích đối với cả mẹ bầu cà thai nhi có thể kể đến như sau:

4.1. Giúp phát triển khả năng chịu đựng về vị giác cho trẻ trong tương lai

Chất tạo vị cay là capsaicin có nhiều trong ớt. Vì vậy, khi phụ nữ mang thai tiêu thụ, chất này còn được coi như dinh dưỡng khác có trong thực phẩm.

Capsaicin có tác dụng tốt trong việc cung cấp dinh dưỡng cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Đồng thời, chất này còn có tác dụng tăng cường trao đổi chất, tăng cường tim mạch và còn là một trong những chất chống đau tự nhiên hiệu quả.

Thực hư chuyện bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bà bầu có được ăn cay không? - Ảnh 6.

Bà bầu ăn cay không ảnh hưởng đến thai nhi nếu như mẹ bầu không lạm dụng - Ảnh Internet

Do đó, khi em bé nhận capsaicin thì trong tương lai, em bé khi chào đời sẽ hình thành khả năng chịu đựng với chất capsaicin khiến vị giác của trẻ phát triển tốt, đồng thời còn có khả năng dung nạp các loại mùi vị khác nhau khi sinh ra.

4.2. Mẹ bầu ăn cay giúp hấp thụ dưỡng chất

Capsaicin còn được biết là chất có tác dụng làm tăng sự trao đổi chất và có khả năng đốt cháy chất béo. Tiêu thụ thức ăn cay có chứa Capsaicin còn giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn. Đồng thời làm tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn để quá trình đốt cháy calo, hấp thụ calo của cơ thể diễn ra hiệu quả hơn.

4.3. Ngăn ngừa sự hình thành tế bào ung thư

Có thể bạn không biết, Capsaicin là một chất cay trong ớt có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành tế bào ung thư.

Trong một số nghiên cứu đã cho kết quả rằng Capsaicin có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Do đó, chất này khi được bổ sung vào cơ thể sẽ ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào ung thư, đồng thời kìm hãm sự phát triển của chúng.

Vì vậy, có thai ăn cay được không? thì câu trả lời là Có.

Tuy nhiên, đối với các trường hợp mẹ bầu không gặp phải vấn đề về đường tiêu hóa hoặc dạ dày thực quản ngay cả trước khi mang thai. Đồng thời, bà bầu cũng không phải đối mặt với tác dụng phụ khi mang thai như: trào ngược axit, ợ chua, ốm nghén,... Mẹ bầu có thể ăn thức ăn cay với điều kiện không lạm dụng.

Thực tế, dù là loại thực phẩm nào, thói quen lạm dụng đều gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai vì có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi trong thai kỳ.


Tác giả: Nắng Mai