Máu nhiễm mỡ và những điều cần biết

Máu nhiễm mỡ và những điều cần biết
Máu nhiễm mỡ là một trong những bệnh có tỉ lệ mắc đang tăng lên nhanh chóng. Bệnh làm tình trạng sức khoẻ của người mắc bị suy giảm và gây ra những biến chứng không mong muốn.

Máu nhiễm mỡ không gây tác hại tức thời nhưng về lâu dài thì rất nguy hiểm và không dễ điều trị, vì thế việc phòng ngừa và phát hiện sớm là rất quan trọng.

1. Máu nhiễm mỡ là gì?

Máu nhiễm mỡ là tình trạng rối loạn lipid trong máu, nồng độ cholesterol và trigliceride tăng quá mức cho phép, và gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh bởi chúng dễ dẫn tới các căn bệnh khác như cao huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim….

Một người mắc bệnh mỡ máu khi hàm lượng mỡ trong máu vượt quá mức cho phép, lớn hơn 5,6 mol/l. Đây là một bệnh lý mãn tính với sự phát triển khó lường.

Máu nhiễm mỡ và những điều cần biết  - Ảnh 1.

Ảnh: nguoiduatin

2. Dấu hiệu máu nhiễm mỡ

Người bị máu nhiễm mỡ thường xuất hiện những nốt phồng nhỏ bằng đầu ngón tay trên bề mặt da, màu vàng, bóng loáng. Ngoài ra người bệnh bị co thắt vùng ngực và cảm giác tay chân lạnh và tê bì.

3. Ai có nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh máu nhiễm mỡ, tuy nhiên thường gặp ở những người béo phì, thừa cân, tiêu thụ các thức ăn có chứa chất béo, dầu mỡ và nội tạng động vật. Ngoài ra, những người  hay hút thuốc lá và uống rượu bia có nguy cơ mắc bệnh cao. Những người gầy cũng có thể mắc bệnh do tình trạng rối loạn lipit máu. Bệnh còn dễ gặp ở những người lạm dụng thuốc tránh thai, thuốc tim mạch hay thuốc lợi tiểu. 

Máu nhiễm mỡ và những điều cần biết  - Ảnh 2.

Ảnh: suckhoedoisong

4. Vì sao máu nhiễm mỡ nguy hiểm?

Máu nhiễm mỡ làm hình thành các mảng xơ vữa thành mạch máu làm hẹp lòng mạch. Bệnh có thể làm tăng huyết áp, thiếu máu não và thiếu máu cơ tim.

Khi bệnh phát triển nặng còn gây nhồi máu cơ tim, các mảng xơ vữa lấp đầy mạch não kêu đột quỵ dẫn đến tàn phế và ung thư gan hoặc tử vong.

Theo số liệu thống kê có 48% trường hợp bị tai biến mạch máu não, 56% trường hợp bị thiếu máu lên tim và 90% trường hợp bị nhồi máu cơ tim do biến chứng từ máu nhiễm mỡ.

5. Cách điều trị máu nhiễm mỡ 

Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc và các thực phẩm chức năng bổ trợ. Bên cạnh đó cần thay đổi thói quen sinh hoạt sao cho lành mạnh, chơi các bộ môn thể thao như đi bộ, bơi lội, leo cầu thang.

Xây dựng chế độ ăn không quá 300mg cholesterol mỗi ngày, tăng cường rau xanh, các thực phẩm có tác dụng giảm mỡ trong máu như: gừng, nấm hương, mọc nhĩ, hành tây, trà.. Lưu ý: không nên ăn uống quá muộn và sử dụng ít các món chiên xào vì gây khó tiêu hóa.

Đồng thời, hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, bơ, sữa, trứng, gan động vật. Bệnh nhân cần tránh xa thuốc lá, đồ uống có cồn và chất kích thích.

Tổng hợp

Tác giả: Huyền Trang