Máu nhiễm mỡ - căn bệnh nguy hiểm cần cẩn trọng

Máu nhiễm mỡ - căn bệnh nguy hiểm cần cẩn trọng
Máu nhiễm mỡ là gì, nguyên nhân, cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết qua các thông tin dưới đây.

Máu nhiễm mỡ là một bệnh ngày càng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, hầu hết mọi người gặp khó khăn trong việc nhận biết triệu chứng, điều trị phù hợp. Do đó, nhiều trường hợp khi phát hiện đã biến chứng sang các bệnh nguy hiểm về động mạch, tim... rất khó khăn trong điều trị.

1. Máu nhiễm mỡ là gì?

Thông thường luôn có một tỷ lệ mỡ nhất định trong máu được đánh giá bằng các chỉ số xét nghiệm triglycerid, cholesterol. Máu nhiễm mỡ (rối loạn mỡ máu, rối loạn lipid máu, mỡ máu cao) là tình trạng mất cân bằng các thành phần mỡ trong máu. 4 chỉ số mỡ máu và giới hạn an toàn của chúng như sau:

- Cholesterol toàn phần: < 5,2 mmol/L

- LDL-cholesterol: < 3,3 mmol/L

- Triglyceride: < 2,2 mmol/L

- HDL-cholesterol: > 1,3 mmol/L.

Trong đó, sự gia tăng các thành phần mỡ xấu (LDL-Cholesterol, Triglycerid), giảm HDL-cholesterol hơn mức bình thường thì bạn bị máu nhiễm mỡ. 

Máu nhiễm mỡ là bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi trung niên đến cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay do nhiều nguyên nhân như lối sống, môi trường, chế độ ăn uống không lành mạnh khiến người mắc bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Bệnh không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

mau-nhiem-mo-can-benh-nguy-hiem-can-can-trong-1

Hình ảnh minh họa bệnh máu nhiễm mỡ

2. Dấu hiệu máu nhiễm mỡ

Máu nhiễm mỡ không có các dấu hiệu rõ ràng nên rất khó phát hiện. Bệnh nhân thường phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm khi khám sức khỏe định kỳ hoặc giai đoạn nặng khi các biểu hiện bệnh rõ ràng hơn. Đặc biệt, với người trẻ tuổi thì dấu hiệu bệnh thường diễn biến khó nhận biết hơn. Một số dấu hiệu phổ biến của bệnh gồm:

- Chóng mặt và đau đầu: khi cholesterol tích tụ trong các động mạch máu là nguyên nhân hình thành mảng bám khiến việc tuần hoàn máu lên não bị gián đoạn. Vì thế, bệnh dễ gây ra các biểu hiện như mất cân bằng, chóng mặt, đau đầu...

- Mờ mắt, suy giảm thị lực: các vấn đề về thị lực xuất hiện khi cơ thể mắc chứng máu nhiễm mỡ ảnh hưởng đến não và khả năng vận chuyển máu đến các cơ quan khác.

- Xuất hiện biểu hiện cơn đau tim: khi mạch máu đưa máu đến tim bị xơ hóa do mỡ trong máu khiến máu đến tim khó khăn hơn dễ gây ra các cơn đau tim thoáng qua.

- Táo bón, đầy hơi: tích tụ mỡ, chất béo trong động mạch gây ra các dấu hiệu về đường tiêu hóa ảnh hưởng đến nhu động ruột gây ra các đợt táo bón.

- Đau ngực, tăng huyết áp: do sự tích tụ chất béo trong động mạch khiến hạn chế lưu lượng máu đến não.

- Cảm giác mệt mỏi, dinh dưỡng kém, yếu đuối

- Phát ban da, viêm da, ngứa da, nốt phồng nhỏ trên bề mặt da

mau-nhiem-mo-can-benh-nguy-hiem-can-can-trong-2

Mỡ máu gây ra dấu hiệu chóng mặt, đau đầu

3. Nguyên nhân gây bệnh máu nhiễm mỡ là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ, bao gồm: 

- Thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Người bệnh thường tiêu thụ một lượng chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa lớn làm tăng cholesterol lipoprotein mật độ thấp xấu (cholesterol LDL)

- Thiếu hoạt động thể chất: những người không hoạt động thể chất nhiều, thường xuyên ngồi thường có mức cholesterol lipoprotein cao hơn so với những người hoạt động thể chất thường xuyên. 

- Do di truyền: Một số yếu tố di truyền hoặc đột biến gen có thể khiến cơ thể khó khăn trong việc loại bỏ cholesterol LDL ra khỏi máu.

- Mắc các bệnh khác như: bệnh thận mãn tính, bệnh tiểu đường, suy giáp, hội chứng buồng trứng đa nang, vẩy nến, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, lichen planus, pemphigus, histiocytosis… là những bệnh làm tăng nguy cơ mắc máu nhiễm mỡ.

- Sử dụng các loại thuốc: các loại thuốc có thể gây ra máu nhiễm mỡ gồm thuốc lợi tiểu cho người huyết áp cao như thiazide, thuốc ức chế miễn dịch điều trị các bệnh viêm nhiễm như cyclosporine, thuốc kháng virus, thuốc chống loạn nhịp tim...

mau-nhiem-mo-can-benh-nguy-hiem-can-can-trong-3

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh máu nhiễm mỡ

Đối tượng nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ cao

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh máu nhiễm mỡ hơn so với những người khác gồm:

- Người thừa cân, béo phì: với người béo phì, hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, mỡ thừa tập trung ở bụng dẫn đến nguy cơ bị máu nhiễm mỡ cao hơn.

- Tuổi tác: Nguy cơ mắc máu nhiễm mỡ tăng lên khi bạn già đi. Tỷ lệ máu nhiễm mỡ xảy ra chủ yếu ở đàn ông trên 45 tuổi và phụ nữ trên 55 tuổi, những đối tượng này cũng có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao.

- Di truyền: Các nghiên cứu về di truyền phát hiện rằng di truyền có liên quan đến xu hướng mức cholesterol lipoprotein tùy thuộc vào gen. 

- Chủng tộc: So với người da trắng, người da đen có mức nguy cơ cholesterol HDL và LDL cao hơn.

- Người thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia, sinh hoạt không khoa học cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

4. Cách chẩn đoán máu nhiễm mỡ

Để chẩn đoán xem bạn có gặp tình trạng máu nhiễm mỡ không, nên đến các cơ sở y tế uy tín. Lúc này, các bác sĩ sẽ tiến hành đo nồng độ cholesterol-triglycerides để phát hiện những bất thường trong máu của bạn. Nếu chỉ số LDL-Cholesterol, Triglycerid cao hơn mức bình thường  LDL-cholesterol lớn hơn 3,3 mmol/L và Triglyceride lớn hơn 2,2 mmol/L thì bạn có thể bị mắc bệnh. Chỉ số này sẽ được căn cứ theo cân nặng, giới tính để các bác sĩ kết luận tình trạng bệnh.

5. Phương pháp điều trị máu nhiễm mỡ

5.1. Thay đổi thói quen tốt cho tim

Để giúp bạn hạ thấp hoặc kiểm soát lượng cholesterol trong máu cao, bác sĩ có thể khuyên bạn nên áp dụng các thay đổi lối sống lành mạnh cho tim suốt đời sau đây:

- Ăn uống lành mạnh cho tim.

- Hoạt động thể chất: Trước khi bắt đầu bất kỳ loại hình thể dục nào, hãy hỏi bác sĩ về mức độ hoạt động thể chất phù hợp với bạn.

- Cải thiện tình trạng cân nặng: Nếu bạn bị cholesterol trong máu cao và thừa cân hoặc béo phì, bạn có thể cải thiện sức khỏe của mình bằng cách hướng tới một trọng lượng hợp lý.

- Quản lý căng thẳng: Theo các nghiên cứu khoa học, căng thẳng mãn tính kéo dài đôi khi có thể làm tăng mức cholesterol LDL và giảm mức cholesterol HDL.

- Bỏ thuốc lá: Thuốc lá không tốt cho tim, phổi cũng như bệnh máu nhiễm mỡ. Hãy bỏ thuốc lá ngay nếu bạn không muốn tình trạng bệnh tồi tệ hơn.

5.2. Thuốc kiểm soát bệnh máu nhiễm mỡ

Nếu bạn không thể hạ thấp hoặc kiểm soát máu nhiễm mỡ bằng thay đổi lối sống, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bạn để điều trị:

- Thuốc chứa Statin nhằm ức chế tổng hợp cholesterol trong gan bằng cách ngăn chặn protein HMG-CoA reductase tạo ra cholesterol. Các tế bào gan cố gắng bù đắp lượng cholesterol thấp bằng cách tổng hợp nhiều thụ thể LDL trên bề mặt tế bào để tăng sự hấp thu LDL từ máu. Statin là loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị cholesterol trong máu cao ở những người từ 10 tuổi trở lên. Trong một số trường hợp nhất định, các bác sĩ có thể kê đơn statin ở những người dưới 10 tuổi.

- PCSK9 ức chế giảm cholesterol LDL bằng cách giảm sự phá hủy thụ thể LDL ở gan, giúp loại bỏ và loại bỏ cholesterol LDL ra khỏi máu.

- Các chất cô lập axit mật giúp ngăn chặn sự tái hấp thu axit mật và tăng chuyển đổi cholesterol thành axit mật. Điều này có tác dụng làm giảm mức cholesterol huyết tương.

- Ezetimibe ngăn chặn cholesterol trong chế độ ăn uống được hấp thụ trong ruột.

- Fibrate thúc đẩy loại bỏ cholesterol lipoprotein mật độ rất thấp (VLDL), một phần của không HDL.

- Lomitapide ngăn chặn gan giải phóng cholesterol VLDL vào máu. Nó chỉ được sử dụng ở những bệnh nhân bị tăng cholesterol dạng di truyền.

- Mipomersen làm giảm nồng độ cholesterol không HDL trong máu. Nó chỉ được sử dụng ở những bệnh nhân bị tăng cholesterol dạng di truyền.

- Niacin (axit nicotinic) làm giảm cholesterol LDL và triglyceride xấu và làm tăng cholesterol HDL.

Bên cạnh việc bác sĩ kê toa thuốc là một phần trong kế hoạch điều trị của bạn, hãy chắc chắn tiếp tục thay đổi lối sống lành mạnh của bạn. Sự kết hợp của các loại thuốc và thay đổi lối sống lành mạnh giúp giảm và kiểm soát lượng máu nhiễm mỡ của bạn. Thông báo với bác sĩ về các tác dụng phụ có thể xảy ra để giúp quyết định loại thuốc nào là tốt nhất cho bạn.

5.3. Lọc máu

Một số bệnh nhân bị mỡ trong máu di truyền có thể được cắt bỏ lipoprotein để giảm mức cholesterol trong máu. Lọc máu trong đó cholesterol LDL được loại bỏ khỏi máu bằng máy lọc, phần còn lại của máu được trả lại cho bệnh nhân.

Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ: Việc thăm khám định kỳ và thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ là hết sức cần thiết để nắm bắt tình trạng sức khỏe của cơ thể.

6. Biến chứng bệnh máu nhiễm mỡ là gì

Mỡ máu gồm 4 thành phần chính là HDL – cholesterol (cholesterol tốt), LDL – cholesterol (cholesterol xấu), cholesterol toàn phần và Triglyceride. Sự tăng LDL – cholesterol hoặc giảm HDL – cholesterol kéo dài lâu ngày gây bệnh máu nhiễm mỡ. Bệnh máu nhiễm mỡ nếu không được điều trị hoặc ngăn chặn kịp thời là điều kiện thuận lợi hình thành các mảng xơ vữa thành mạch máu, cục máu đông. Bệnh gây nên các biến chứng nguy hiểm như:

- Hẹp lòng động mạch

- Tăng huyết áp

- Thiếu máu não, đột quỵ não

- Các bệnh về tim như đau tim, đau thắt ngực, tim mạch vành

- Tai biến mạch máu não

- Nhồi máu cơ tim gây tàn phế suốt đời hoặc tử vong

- Tăng nguy cơ mắc các bệnh đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, viêm tụy cấp

- Ảnh hưởng đến đời sống tình dục ở cả nam và nữ

mau-nhiem-mo-can-benh-nguy-hiem-can-can-trong-4

Mỡ máu cao gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm

7. Phòng tránh máu nhiễm mỡ

Máu nhiễm mỡ là một bệnh nguy hiểm. Để phòng tránh bệnh hiệu quả, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:

- Kiểm soát cân nặng cơ thể, giảm cân khi thừa cân và duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Bởi nếu béo phì là nguyên nhân tích tụ mỡ ở nội tạng và máu cao hơn so với người bình thường. Vì thế, nếu có thể hãy duy trì một mức cân nặng ổn định để hạn chế các bệnh nguy hiểm.

- Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa, các loại thịt màu đỏ như: thịt lợn, thịt bò, thịt bê… giảm lượng chất béo cơ thể tiêu thụ mỗi ngày từ bơ, sữa, thực phẩm xông khói, chiên rán, các loại dầu chiên không đảm bảo.

- Bổ sung các loại thực phẩm nhiều chất béo có lợi, tăng chất xơ từ rau xanh, trái cây

- Hạn chế thói quen ăn tối muộn gây khó tiêu, khiến cholesterol bị đọng lại trên thành động mạch.

- Tránh xa thuốc lá, bia rượu, các chất kích thích

- Bổ sung axit béo chưa no giúp giảm cholesterol từ dầu cá, omega 3, omega 6, các loại thực vật..

- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao với các môn như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, yoga đều đặn.

- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe thường xuyên, kiểm tra máu để phát hiện những biểu hiện bất thường của cơ thể và có chế độ điều chỉnh kịp thời.

8. Cách ăn uống cho người máu nhiễm mỡ

8.1. Thực phẩm người máu nhiễm mỡ nên bổ sung

- Trái cây và rau củ quả nhiều màu sắc như quả mọng, cam, táo, bông cải xanh, rau bina, ớt chuông… đây là những loại rau củ quả không cholesterol, nhiều chất xơ và khoáng chất tốt cho cơ thể.

- Các loại ngũ cốc nguyên hạt: lúa mạch, lúa mì, yến mạch, các loại hạt như hạnh nhân… giàu chất xơ, carbohydrate phức tạp và protein giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và cũng phòng ngừa bệnh máu nhiễm mỡ tốt. Khi mua các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt đóng hộp, hãy chú ý đọc thành phần nhãn để đảm bảo sản phẩm ít chất béo, đường và natri.

- Thịt nạc và đậu: Các loại thịt gia cầm như gà, vịt hay thịt lợn nạc, và các loại đậu như đậu đen, đậu nành có lượng protein phong phú, ít chất béo tốt cho cơ thể. 

- Sữa ít béo: sữa ít béo và sữa chua, phomai là những thực phẩm tốt cho cơ thể, hạn chế cholesterol không tốt.

- Thực phẩm nhiều canxi để bổ sung canxi cho cơ thể như ngũ cốc, lòng đỏ trứng gà, bơ thực vật.

- Omega 3, omega 6 trong các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá bơn, cá ngừ, cá trích, cá thu

- Dầu thực vật như dầu đậu nành, hướng dương, dầu gạo… trong chế biến thực phẩm. Bạn cũng chỉ nên dùng dầu một lần, không nên chiên đi chiên lại nhiều lần.

mau-nhiem-mo-can-benh-nguy-hiem-can-can-trong-5

Ngũ cốc nguyên hạt tốt cho người máu nhiễm mỡ

8.1. Những thực phẩm cần tránh

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên tránh các thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa trong một số thực phẩm như:

- Các món ăn nhẹ đóng gói như bánh quy, bánh ngọt, kẹo… các thực phẩm có lượng đường cao

- Các thực phẩm chiên rán nhiều như thức ăn nhanh, bánh rán

- Quá nhiều muối: việc ăn quá nhiều muối làm tăng nguy cơ huyết áp cao, ảnh hưởng đến bệnh máu nhiễm mỡ. 

- Thực phẩm nhiều đường: gây ra các vấn đề về tăng cân, bệnh tim, tiểu đường và lượng cholesterol cao. 

- Tránh ăn nội tạng động vật có lượng cholesterol xấu cao

9. Các câu hỏi thường gặp về máu nhiễm mỡ

Người gầy có thể bị máu nhiễm mỡ không?

Bệnh máu nhiễm mỡ gây ra do chế độ ăn uống, rối loạn lipid máu… tình trạng rối loạn lipid máu có thể xảy ra với bất kỳ ai kể cả người gầy. Vì thế dù béo hay gầy bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh đặc biệt nếu bạn có thói quen sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, lười vận động...

Máu nhiễm mỡ có lây không?

Máu nhiễm mỡ là bệnh không bị lây nhiễm qua đường ăn uống hay sinh hoạt.

Có thể chữa khỏi hoàn toàn máu nhiễm mỡ không?

Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, rất ít trường hợp phát hiện sớm do diễn tiến âm thầm của bệnh, khi xuất hiện biến chứng, mỡ máu tăng cao đã nặng thì việc chữa khỏi hoàn toàn rất khó khăn. Lúc này người bệnh cần điều trị các biến chứng bệnh trước.

Bệnh máu nhiễm mỡ có di truyền không?

Có, bệnh máu nhiễm mỡ là bệnh có khả năng di truyền.

10. Các hình ảnh về máu nhiễm mỡ

mau-nhiem-mo-can-benh-nguy-hiem-can-can-trong-6

Hình ảnh minh họa bệnh máu nhiễm mỡ

mau-nhiem-mo-can-benh-nguy-hiem-can-can-trong-7

Hình ảnh minh họa bệnh máu nhiễm mỡ

mau-nhiem-mo-can-benh-nguy-hiem-can-can-trong-8

Hình ảnh minh họa bệnh máu nhiễm mỡ

Hy vọng những thông tin bài viết cung cấp giúp bạn giải đáp các vấn đề về máu nhiễm mỡ là gì, các vấn đề liên quan như nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh bệnh như thế nào để hiệu quả.

Tác giả: Phương Nguyễn