Mất nước ở trẻ nhỏ mùa nắng nóng: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Mất nước ở trẻ nhỏ mùa nắng nóng: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh
Trẻ em ít có khả năng tự nhớ tới việc uống nước, nhất là khi trẻ vui chơi bên ngoài. Vì thế tình trạng mất nước ở trẻ nhỏ mùa nắng nóng rất dễ xảy ra.

Theo cơ chế thông thường, khi thời tiết nóng hơn, cơ thể sẽ tự tiết ra nhiều mồ hôi hơn để giải phóng thân nhiệt. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu như không kịp thời bổ sung nước, nguy cơ mất nước ở trẻ nhỏ mùa nắng nóng sẽ xảy ra và ở người lớn cũng vậy.

Nếu như người lớn có thể tự ghi nhớ được việc uống nước để bù lại lượng mồ hôi và chất bài tiết đã mất khi trời nóng thì trẻ em, đặc biệt đối với các bé nhỏ tuổi (thường là dưới 5 tuổi) là rất khó khăn. Chưa kể tới việc hệ miễn dịch của trẻ chưa thực sự hoàn thiện - đồng nghĩa với việc sức đề kháng kém nên việc mất nước có thể dẫn tới nhiều hệ quả nghiêm trọng.

Mất nước thường kèm theo mất điện giải và nhiều tác động không tốt tới sức khỏe của trẻ.

1. Các nguyên nhân dẫn tới mất nước ở trẻ trong mùa nắng nóng

Như đã nói ở trên, mùa nắng nóng khiến thân nhiệt trẻ tăng cao, cần phải đổ mồ hôi để giảm nhiệt. Có một số hoạt động có thể dẫn tới mất nước mà cha mẹ cần lưu ý:

- Hoạt động thể chất, tập thể dục, đặc biệt là các hoạt động ngoài trời

Mất nước ở trẻ nhỏ mùa nắng nóng: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Các hoạt động ngoài trời mùa hè dễ khiến trẻ bị mất nước nếu không bù kịp thời (Ảnh: Internet)

- Trẻ đang bị sốt, tiêu chảy, nôn mửa

- Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng

- Uống không đủ nước.

Đọc thêm:

Công thức tính lượng nước cần uống theo thể chất

Uống nước sai cách có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe

2. Dấu hiệu mất nước ở trẻ là gì?

Khi bị mất nước, trẻ có thể có nhiều triệu chứng khác nhau, tùy theo mức độ mà các bác sĩ chia ra thành dấu hiệu mất nước nhẹ và dấu hiệu mất nước nghiêm trọng. Cụ thể như sau:

- Triệu chứng mất nước nhẹ:

+ Trẻ bị chóng mặt

+ Nhức đầu, buồn nôn

+ Quan sát nước tiểu thấy có màu vàng đậm hoặc màu nâu

+ Nếu trẻ đang dùng tã, mẹ có thể thấy tã ít ướt hơn những ngày bình thường

+ Ít đi vệ sinh hơn

+ Niêm mạc miệng, lưỡi khô

- Triệu chứng mất nước nghiêm trọng ở trẻ

+ Trẻ kêu khát liên tục

+ Lờ đờ, mệt mỏi, mắt trũng sâu

Mất nước ở trẻ nhỏ mùa nắng nóng: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Trẻ lờ đờ, mắt trũng sâu do mất nước (Ảnh: Internet)

+ Quan sát da thấy nhợt nhạt

+ Mắt khô

+ Trẻ quấy khóc, bứt rứt và buồn ngủ

+ Thở gấp, nhịp tim nhanh.

- Khi nào cần đưa trẻ tới bệnh viện?

Ở trẻ nhỏ, tình trạng mất nước từ nhẹ tới trung bình rất dễ xảy ra, nhất là khi trẻ đang bị tiêu chảy hay nôn trớ. Nếu như trẻ trông mệt mỏi, cáu gắt, nôn trớ nhiều lần, nước tiểu ngả vàng sẫm và giảm tần suất đi tiểu, mắt và miệng khô, nhất là nếu con bạn dưới 1 tuổi thì cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được thăm khám và can thiệp điều trị.

3. Điều trị mất nước ở trẻ dưới 12 tuổi như thế nào?

Trong trường hợp trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi bị mất nước:

- Nếu như bé đang bú sữa mẹ, hãy tăng số lần bú lên.

- Trong trường hợp trẻ đang ti bình thì hãy cho trẻ bú thêm trừ khi trẻ bị nôn trớ. Nếu trẻ bị trớ, hãy chia nhỏ lượng ăn ra. Nếu như trẻ tiếp tục nôn trớ nhiều hơn 1 lần thì hãy gọi cho bác sĩ.

Mất nước ở trẻ nhỏ mùa nắng nóng: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Tiếp tục cho trẻ bú bình và giãn các cữ bú ngắn hơn với mức sữa ít hơn (Ảnh: Internet)

- Nếu như trẻ đang ăn dặm thì có thể tham khảo các món ăn bù nước như ngũ cốc, chuối nghiền, khoai tây nghiền.

- Các dung dịch bù nước có thể được chỉ định, nhưng chỉ dùng khi có đơn từ bác sĩ.

Đối với tình trạng mất nước nhẹ ở trẻ từ 1 - 11 tuổi:

- Cần bù lại lượng chất lỏng đã mất thường xuyên, cho trẻ uống nước từng ngụm nhỏ, nhất là khi trẻ bị nôn mửa. Đảm bảo uống từ 1 - 1,5l nước/ngày.

- Cho trẻ uống nước canh suông (clear soup) hoặc dung dịch bù nước/điện giải nếu có thể. Với dung dịch bù nước cần uống khi có chỉ định từ bác sĩ.

- Tiếp tục cho trẻ ăn theo chế độ ăn uống bình thường.

Theo dõi

- Với trẻ bị mất nước nhẹ thì hãy để trẻ nghỉ ngơi trong 24 giờ và tiếp tục uống nước ngay cả khi các triệu chứng đã có dấu hiệu thuyên giảm. Việc sử dụng chất lỏng thay thế để bù vào có thể cần tới 1,5 ngày. Đừng quên để trẻ tiếp tục ăn uống theo chế độ bình thường.

- Đối với trường hợp mất nước nghiêm trọng, trẻ có thể cần phải truyền dịch trong bệnh viện. Khi các triệu chứng không thuyên giảm, hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.

4. Phòng tránh mất nước ở trẻ mùa nắng nóng

Trong mùa nắng nóng, để phòng tránh mất nước ở trẻ cha mẹ cần lưu ý các vấn đề sau đây:

- Hiểu được tình trạng thể chất của trẻ

Trẻ yếu, thể lực kém có thể làm giảm khả năng hoạt động, vui chơi dưới trời nắng nóng. Hoặc nếu con bạn thừa cân, không quen với việc tập thể dục thì nên cho trẻ vận động làm quen từ từ. Việc mất nước trên 3% so với trọng lượng cơ thể có thể làm tăng nguy cơ bị sốc nhiệt ở trẻ.

Mất nước ở trẻ nhỏ mùa nắng nóng: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Chú ý để trẻ uống đủ nước trước, trong và sau các hoạt động thể chất ngoài trời (Ảnh: Internet)

Đối với trẻ tham gia các môn thể thao đồng đội thì hãy đặt lịch tham gia khi thời tiết mát mẻ hơn, đặc biệt là khi trẻ không có thể lực tốt.

- Làm quen với nhiệt độ nóng ngoài trời

Nếu trẻ đang ở trong phòng điều hòa và cần di chuyển ra ngoài, cần tắt điều hòa để thân nhiệt của trẻ làm quen với môi trường nóng sau đó mới ra ngoài trời.

- Cho trẻ uống nhiều nước hơn

Mặc dù một số trẻ có thể sử dụng đồ uống thể thao cho các hoạt động thể chất ngoài trời, nhưng một số loại nước này có chứa lượng đường cao nên cần phải hạn chế. Phụ huynh có thể thay bằng nước ép hoa quả, nước sôi để nguội,...

Hãy cho trẻ uống đủ nước trước khi tập và cả trong khi vui chơi - ngay cả khi trẻ không khát - khoảng 20 phút/1 lần uống.

- Cho trẻ mặc quần áo thích hợp khi ra ngoài

Tốt nhất là quần áo nhẹ, thấm hút mồ hôi, thoáng khí và sáng màu. Đối với quần áo thể thao chuyên dụng có thể sử dụng thêm miếng đệm (lót) ở các vùng dễ gặp chấn thương.

Mất nước ở trẻ nhỏ mùa nắng nóng: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Chọn quần áo sáng màu, thấm hút mồ hôi khi ra ngoài trời (Ảnh: Internet)

- Theo dõi chặt chẽ

Khi cho trẻ vui chơi ngoài trời, cha mẹ cần quan sát các biểu hiện bất thường trước, trong và sau khi hoạt động kết thúc để nhận ra dấu hiệu mất nước hay các vấn đề sức khỏe khác.

Đừng quên, học cách sơ cứu trẻ trong những tình huống cơ bản để giảm mức độ nguy hiểm nếu có trường hợp khẩn cấp xảy ra.

- Cho trẻ bú sữa mẹ với trẻ sơ sinh

Nuôi con bằng sữa mẹ giúp bổ sung lượng kháng thể dồi dào cho trẻ, giúp bé có sức đề kháng tốt cho mùa nắng nóng.

- Xây dựng chế độ ăn khoa học và cân bằng

Một chế độ ăn khoa học, đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp cơ thể trẻ được cung cấp năng lượng đầy đủ cho quá trình trao đổi chất của cơ thể và hỗ trợ vào việc giải nhiệt mùa hè cũng như tăng cường sức đề kháng.

Tóm lại, mất nước ở trẻ mùa nắng nóng rất dễ xảy ra, cha mẹ nên có các biện pháp chủ động phòng tránh để hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Nguồn dịch:

1. https://www.webmd.com/children/prevent-dehydration-children

2. https://www.webmd.com/first-aid/dehydration-in-children-treatment


Tác giả: Kim Phụng