Mangan là gì? Những điều cần biết về mangan trong cơ thể con người

Mangan là gì? Những điều cần biết về mangan trong cơ thể con người
Mangan trong cơ thể là một phần của enzyme chống oxy hóa superoxide effutase (SOD), được cho là một trong những chất chống oxy hóa quan trọng nhất của cơ thể. Vậy mangan là gì? Bổ sung như thế nào? Vai trò của mangan đối với sức khỏe là gì?

1. Mangan là gì?

Mangan là khoáng chất vi lượng chiếm hàm lượng nhỏ trong cơ thể, nhưng có vai trò quan trọng với sự phát triển xương và các cơ, giảm lượng đường trong máu, tăng hấp thụ thức ăn ở trẻ nhỏ.

Mangan được tìm thấy nhiều trong việt quất, tảo biển, rau cải xoăn, cá hồi, gan động vật.

2. Vai trò của mangan trong cơ thể

- Chức năng chống oxy hóa: Mangan trong cơ thể là một phần của enzyme chống oxy hóa superoxide effutase (SOD), được cho là một trong những chất chống oxy hóa quan trọng nhất của cơ thể.

Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ chống lại các gốc tự do, đó là các phân tử có thể gây tổn hại cho các tế bào trong cơ thể bạn (các gốc tự do được cho là góp phần gây lão hóa, bệnh tim và một số bệnh ung thư). SOD đặc biệt giúp chống lại các tác động tiêu cực của các gốc tự do bằng cách chuyển đổi superoxide - một trong những gốc tự do nguy hiểm nhất - thành các phân tử nhỏ hơn sẽ không làm tổn thương các tế bào.

- Sự trao đổi chất: Mangan kích hoạt các enzym có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa của carbohydrates, axit amin, và cholesterol. Arginase, một loại enzyme có chứa mangan, rất cần thiết cho chu trình urê, một quá trình giải độc amoniac được tạo ra trong quá trình chuyển hóa axit amin.

Trong não, enzyme hoạt hóa mangan, glutamine synthetase, chuyển đổi axit amin glutamate thành glutamine. Glutamate là một chất dẫn truyền thần kinh kích thích và là tiền chất của một chất dẫn truyền thần kinh ức chế, axit γ-aminobutyric (GABA).

- Mangan giúp phát triển xương: Mangan rất cần thiết cho sự phát triển của xương, giúp xương luôn được chắc khỏe. Khi kết hợp với các chất dinh dưỡng như canxi, kẽm và đồng, mangan giúp ngăn ngừa loãng xương. Điều này đặc biệt quan trọng ở người lớn tuổi.

- Làm lành vết thương: Mangan cần thiết để kích hoạt prolidase, một loại enzyme có chức năng cung cấp axit amin, proline, để hình thành collagen giúp chữa lành các vết thương trong tế bào da người.

3. Thiếu hụt mangan trong cơ thể con người

Mangan ít khi bị thiếu hụt, trừ một số trường hợp mangan được cho là bị thiếu ở một số đối tượng. Các dấu hiệu thiếu hụt mangan bao gồm tăng trưởng bị suy giảm, chức năng sinh sản bị suy giảm, xương yếu hơn, khả năng dung nạp glucose bị suy giảm và quá trình chuyển hóa carbohydrate và lipid bị thay đổi.

Đàn ông khi có chế độ ăn ít mangan trong cơ thể sẽ bị giảm cholesterol huyết thanh có tình trạng phát ban nhẹ.

4. Hàm lượng khuyến cáo

Dưới đây là hàm lượng mangan trong cơ thể được khuyến cáo với từng đối tượng khác nhau.

- Trẻ sơ sinh 0-6 tháng tuổi: 0,003mg/ngày

- Trẻ sơ sinh 7-12 tháng: 0,6mg/ngày

- Trẻ em 1-3 tuổi: 1,2mg/ngày

- Trẻ em 4-8 tuổi: 1,5mg/ngày

- Trẻ em từ 9-13 tuổi: 1,6-1,9mg/ngày

- Thanh thiếu niên 14-18 tuổi: 1,6-2,2mg/ngày

- Người lớn từ 19 tuổi trở lên: 1,8-2,3mg/ngày

- Phụ nữ mang thai và cho con bú: 2,0-2,6mg/ngày.

5. Nguồn mangan trong thực phẩm

Nguồn mangan phong phú bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, rau xanh và trà. Thực phẩm chứa nhiều axit phytic, chẳng hạn như đậu, hạt, quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ đậu nành, hoặc thực phẩm chứa nhiều axit oxalic, như bắp cải, rau bina và khoai lang có thể giúp hấp thụ mangan trong cơ thể.

6. Kết luận

Mangan là một khoáng chất vô cùng quan trọng với mọi giai đoạn phát triển của mỗi chúng ta. Vì vậy, bạn nên có một chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo lượng mangan trong cơ thể được cung cấp đầy đủ theo khuyến cáo.

Dù ít trường hợp thiếu mangan nhưng khi xảy ra thiếu hụt sẽ dẫn đến nhiều tình trạng nguy hiểm cho cơ thể như loãng xương, co giật, đái tháo đường,... Vậy nên cần chú ý để cơ thể luôn trong tình trạng tốt nhất. Nếu có bất kỳ nguy lo lắng nào về mangan trong cơ thể, cần đi khám ngay để được tư vấn điều trị chính xác nhất.

Nguồn: https://lpi.oregonstate.edu/mic/minerals/manganese


Tác giả: Lan Anh