Mang thai và dương tính với COVID-19: Những rủi ro có thể gặp phải là gì?

Mang thai và dương tính với COVID-19: Những rủi ro có thể gặp phải là gì?
Dựa trên các bằng chứng cho thấy, phụ nữ mang thai nếu nhiễm Covid-19 sẽ không có khả năng xảy ra rủi ro đối với sự phát triển của thai nhi.

Nếu bạn đang mang thai, bạn mới sinh em bé hoặc bạn đang cho con bú, bạn có thể lo lắng về tác động của bệnh Covid-19 đối với bạn và con bạn. Đây là những gì bạn cần biết.

1. Rủi ro khi mang thai và dương tính với Covid-19

Các báo cáo và số liệu hiện nay cho thấy, xét về tổng thể thì nguy cơ của Covid-19 đối với phụ nữ mang thai là ở mức thấp. Tuy nhiên, mang thai có thể làm tăng rủi ro tiến triển bệnh nặng hơn và tử vong cao hơn.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh CDC thì phụ nữ mang thai nếu dương tính với Covid-19 có thể gặp phải một số biến chứng hô hấp, sử dụng máy thở và cần phải chăm sóc đặc biệt hơn so với nhóm phụ nữ đang không mang thai (1).

Mang thai và dương tính với COVID-19: Những rủi ro có thể gặp phải là gì? - Ảnh 2.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh CDC thì phụ nữ mang thai nếu dương tính với Covid-19 có thể gặp phải một số biến chứng hô hấp (Ảnh: Internet)

Đọc thêm: Phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai cần biết gì về vaccine ngừa COVID-19?

COVID-19 có lây từ thai phụ sang thai nhi không?

Theo các chuyên gia, chưa có bằng chứng về khả năng lây truyền SARS-CoV-2 từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, hay mẹ nhiễm virus trong thời gian mang thai có thể gây ra tình trạng dị tật bẩm sinh cũng như chưa thấy có sự liên quan giữa nhiễm SARS-CoV-2 và tình trạng sảy thai.

Bên cạnh đó, nếu phụ nữ mang thai đang có sẵn các bệnh nền như tiểu đường thì nguy cơ biến chứng nặng thậm chí còn cao hơn.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai khi dương tính với Covid-19 thì khả năng sinh non và sinh mổ cũng cao hơn. Em bé sinh ra cũng có thể cần phải nằm lồng ấp để chăm sóc đặc biệt.

Nếu như bạn chẳng may nhiễm virus Covid-19 khi đang mang thai thì việc điều trị của bạn sẽ nhắm tới mục đích là giảm nhẹ các triệu chứng. Các bác sĩ sẽ khuyên bạn uống nhiều nước hơn, nghỉ ngơi, chỉ định thuốc hạ sốt, giảm đau hay giảm ho.

2. Chăm sóc em bé nếu dương tính với Covid-19 như thế nào?

Cho con bú

Mặc dù có một số liệu rất nhỏ các báo cáo nói rằng đã có những trường hợp trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm virus Covid-19 có kết quả dương tính. Tuy nhiên, cũng có đủ bằng chứng cho thấy virus Covid-19 chưa được tìm thấy trong sữa mẹ.

Điều này có nghĩa là, nếu như người mẹ dương tính với virus SARS-CoV-2 thì cô ấy vẫn có thể tiếp tục cho con bú và thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết khi chăm sóc trẻ sơ sinh như đeo khẩu trang y tế và rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào trẻ.

Mang thai và dương tính với COVID-19: Những rủi ro có thể gặp phải là gì? - Ảnh 3.

Chăm sóc em bé nếu dương tính với Covid-19 như thế nào? (Ảnh: Internet)

Nếu bạn sử dụng máy hút sữa thì cũng cần rửa tay sạch sẽ trước khi chạm tay vào bất kì phần nào của máy vắt, bình sữa, túi trữ sữa,...

Các vấn đề khác

Vấn đề quan trọng bạn cần ghi nhớ đó là với trẻ dưới 2 tuổi thì tấm che mặt và khẩu trang không phù hợp để bảo vệ trẻ do sự di chuyển đột ngột, liên tục từ trẻ có thể khiến tấm che mặt hay khẩu trang bít đường thở của trẻ và gây nguy hiểm.

Nếu đang trong bệnh viện thì việc giữ nôi của trẻ bên cạnh bạn cũng có thể được chấp nhận, nhưng cần giữ khoảng cách hợp lý với trẻ để giảm nguy cơ trẻ sơ sinh bị nhiễm virus Covid-19 từ mẹ.

Tuy nhiên, nếu như bạn đang có các triệu chứng nhiễm Covid nặng thì có thể bạn sẽ cần phải cách ly với trẻ và để gia đình, y tá, hộ lý chăm sóc trẻ.

3. Việc chủng ngừa COVID-19 trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú bạn có thể cân nhắc tới việc tiêm chủng. Hãy hỏi bác sĩ về những rủi ro và lợi ích từ việc chủng ngừa bằng vaccine và lựa chọn phù hợp.

Mặc dù cần có những nghiên cứu sâu hơn nhưng đã có những báo cáo ban đầu cho thấy việc tiêm vaccine trong thời kỳ mang thai tạm thời chưa gây ra các rủi ro nghiêm trọng nào đối với sức khỏe của cả mẹ và thai nhi - CDC cho biết.

Mang thai và dương tính với COVID-19: Những rủi ro có thể gặp phải là gì? - Ảnh 4.

Thuốc chủng ngừa COVID-19 trong thời kỳ mang thai và cho con bú có cần thiết không? (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, nếu bạn đang chuẩn bị mang thai, bạn cũng có thể tiêm do chưa có bằng chứng cho thấy vaccine chống Covid-19 có ảnh hưởng tới khả năng thụ thai.

Tóm lại, hãy nhớ một điều rằng, vaccine mRNA không khiến bạn bị nhiễm virus Covid-19 hay thay đổi cấu trúc DNA của cơ thể.

Tóm lại

Trên tất cả, với phụ nữ mang thai hãy chú ý tập trung vào việc chăm sóc bản thân để có một thai kì khỏe mạnh và an toàn. Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch cho cả mẹ và em bé.

Với bất kì một thay đổi chế độ ăn uống "khác" nào bạn đều cần hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ.

Thai phụ cần làm gì khi bị sốt, ho, khó thở?

Theo BS Đinh Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) cho biết, nếu phụ nữ mang thai gặp các triệu chứng như sốt, ho khan, tức ngực,... và nghi ngờ có tiếp xúc với nguồn bệnh thì cần liên hệ với cơ sở y tế địa phương để được hỗ trợ.

Hãy tự cách ly với các thành viên trong gia đình trong khi chờ kết quả xét nghiệm Covid-19. Đồng thời cần giữ tâm lý bình tĩnh, thoải mái, không nên căng thẳng bởi cũng có nhiều bệnh lý có thể gây ra các triệu chứng tương đồng với Covid-19 bạn có thể xem TẠI ĐÂY.

Trong trường hợp không may mắc COVID-19, thai phụ không nên hoảng sợ mà cần tuân thủ điều trị COVID-19 theo đúng phác đồ bác sĩ chỉ định.

Nguồn dịch:

1. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/coronavirus/in-depth/pregnancy-and-covid-19/art-20482639

2. https://timesofindia.indiatimes.com/life-style/parenting/pregnancy/pregnant-and-covid-positive-the-risk-to-you-and-your-child-may-be-low/articleshow/83255603.cms


Tác giả: Kim Phụng