Mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ có sao không? Nên làm gì nếu bụng mẹ bầu nhỏ?

Mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ có sao không? Nên làm gì nếu bụng mẹ bầu nhỏ?
Mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ có sao không, liệu có ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng không là thắc mắc của rất nhiều bà bầu.

Kích thước vòng bụng khi mang thai là mối quan tâm của hầu hết các bà bầu, có nhiều người bụng khá to và cũng không ít mẹ bầu bụng nhỏ. Do đó, mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ cũng khiến nhiều bà bầu lo lắng. Vậy việc bụng to hay nhỏ có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

1. Kích thước bụng bầu 5 tháng như thế nào?

Thai nhi tháng thứ 5 thường nặng khoảng 360g và dài khoảng 27cm. Lúc này, tử cung của mẹ bầu cũng giãn nở hơn để phù hợp với sự phát triển của thai nhi khiến bụng của bà bầu lớn trông rõ ràng hơn.

Và kích thước bụng bầu tháng thứ 5 có thể được ví bằng một quả bóng rổ. Tuy nhiên, không phải bà bầu nào cũng có kích thước bung giống nhau.

2. Mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ có sao không?

Nhiều bà bầu mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ và trông người vẫn nhỏ nhắn, gọn gàng. Điều này gây không ít lo lắng cho các bà bầu, bởi đa phần các mẹ bầu lo lắng bụng nhỏ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, chuyên gia y tế cho rằng các bà bầu không nên quá lo lắng, bởi có nhiều lý do khác nhau mà kích thước bụng khi mang thai của mỗi người không giống nhau.

Các chuyên gia chuyên khoa sản chia sẻ rằng, bà bầu không nên suy nghĩ rằng khi mang thai bụng phải lớn thì thai nhi mới theo đó phát triển tốt; và ngược lại, mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ đồng nghĩa với việc thai nhi phát triển chậm. Việc thai nhi phát triển ra sao, cần có đánh giá bởi sự thăm khám, siêu âm hình ảnh từ bác sĩ chuyên khoa.

Mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ có sao không? - Ảnh 2.

Nhiều bà bầu mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ và trông người vẫn nhỏ nhắn, gọn gàng - Ảnh: medicalnewstoday

Đọc thêm:

Siêu âm thai nhiều lần có tốt không? Có nên lạm dụng siêu âm khi mang thai?

Mang thai không nghén có sao không? Vì sao bị nghén khi mang thai?

Để đảm bảo mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu nên khám thai định kỳ đúng theo lịch hẹn của bác sĩ. Chỉ có việc thăm khám mới có được chẩn đoán chính xác, không nên lo lắng quá mức gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần khi mang thai.

3. Tại sao mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ?

Kích thước và hình dáng bụng của bà bầu khi mang thai phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố. Dưới đây là lí giải tại sao mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ:

3.1. Tùy thuộc vào chiều cao của bà bầu

Theo một số khảo sát, vòng bụng to hay nhỏ có ảnh hưởng bởi chiều cao của thai phụ. Thường thì những bà bầu có chiều cao khá hơn sẽ có kích thước bụng nhỏ hơn so với bà bầu thấp lùn. Tại sao lại như vậy? Bởi khoảng cách giữa hông và hông dài hơn sẽ khiến tử cung kéo dài ra thay vì nhô ra phía trước.

3.2. Do sự thay đổi của tử cung

Khi em bé trong bụng lớn dần lên, tử cung sẽ giãn nở ra và lúc này ruột ở trong khoang bụng bà bầu cũng bị thay đổi vị trí và gây ảnh hưởng đến kích thước vòng bụng. Nếu ruột bị đẩy vòng xung quanh tử cung thì bụng của bà bầu sẽ to và tròn hơn.

Mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ có sao không? - Ảnh 3.

Có khá nhiều nguyên nhân khiến bà bầu mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ - Ảnh: healthline

3.3. Mang thai lần đầu

Mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ thường gặp ở phụ nữ mang thai lần đầu tiên. Điều này được lý giải là bởi phụ nữ khi mang lần đầu có phần cơ bụng săn chắc hơn nên khi em bé phát triển, vòng bụng vẫn được thon gọn hơn so với mang thai những lần tiếp theo.

3.4. Do vị trí của thai nhi trong bụng

Thai nhi trong bụng sẽ chuyển động và thay đổi tư thế liên tục, nhất là ở những tháng cuối thai kỳ. Đó là lý do mà mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ là chuyện không quá đáng lo. Những tháng cuối bụng của mẹ bầu mới to rõ rệt do em bé bắt đầu chuyển động nằm nghiêng và đạp mạnh hơn.

3.5. Do lượng nước ối

Một nguyên nhân ảnh hưởng đến kích thước bụng của bà bầu chính là lượng nước ối. Nhưng bà bầu có lượng nước ối lớn, bụng sẽ to hơn, nhất là đối với trường hợp dư ối và đa ối. Các bà bầu nên thăm khám thường xuyên để được kiểm tra lượng nước ối và có hướng điều chỉnh chế độ ăn uống thích hợp.

4. Mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ nên làm sao?

Mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ có sao không? - Ảnh 4.

Mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ nên làm sao? - Ảnh: parents

Theo như những thông tin trên, mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn do là do khá nhiều nguyên nhân. Để chắc chắn việc bụng nhỏ có gây ảnh hưởng gì đến phát triển của thai nhi hay không, mẹ bầu nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và thăm khám đều đặn.

Do đó, mẹ bầu không nên quá lo lắng về kích thước bụng to hay nhỏ. Các chỉ số chiều dài, cân nặng sẽ được thể hiện ở mỗi lần khám thai định kỳ. Bác sĩ sẽ tư vấn chính xác để khắc phục nếu như thật sự cần thiết.

5. Những lưu ý khi mang thai tháng thứ 5

Khi thai kỳ bước sang tháng thứ 5, cả thai phụ và thai nhi đều sẽ có những thay đổi rõ rệt. Do đó, cần có một số chú ý trong giai đoạn này ở cả mẹ và bé.

5.1. Một số thay đổi ở cơ thể mẹ bầu khi mang thai tháng thứ 5

Khi thai kỳ bước sang tháng thứ 5, cơ thể người mẹ sẽ có nhiều thay đổi rõ rệt tương đồng với sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Một số thay đổi đáng kể như:

- Bụng mẹ bầu to lên rõ rệt hơn

- Sắc tố da của mẹ bầu cũng thay đổi

- Kích thước của vòng 1 cũng thay đổi đáng kể

- Da vùng bụng có thể bắt đầu ngứa

- Một số bà bầu thấy sự xuất hiện của các vết rạn

5.2. Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 5

Em bé trong bụng mẹ ở tuần thứ 18 có chiều dài (tính từ đầu đến mông) khoảng 14.2 cm và cân nặng 190gr. Ở tuần tuổi này, thai nhi bắt đầu có những cử động rõ ràng và tần suất dày hơn. Lúc này, bộ phận sinh dục của bé cũng phát triển mạnh, và em bé đã có thể nghe được âm thanh bên ngoài.

Bước sang tuần 19, thai nhi đạt cân nặng tầm 240gr, chiều dài đầu đến mông khoảng 15.3cm và thai nhi đã bắt đầu hình thành tóc và móng tay. Tuần thứ 20, thai nhi sẽ có chiều dài khoảng 16.4cm và nặng 300gr.

5.3. Những lưu ý khi mang thai tháng thứ 5 mà bà bầu cần lưu ý

5.3.1. Những dấu hiệu bất thường khi mang thai tháng thứ 5

Cũng như những giai đoạn khác, bà bầu mang thai tháng thứ 5 cũng cần chú ý một số dấu hiệu bất thường để có hướng xử trí sớm. Nếu gặp một trong những dấu hiệu dưới đây, hãy tới bệnh viện sớm để được thăm khám:

- Mẹ bầu cảm giác đau ở vùng thượng vị

- Âm đạo tiết ra nhiều dịch nhầy

- Chân sưng phù hoặc cảm thấy cơ thể bị co giật

- Thấy hiện tượng tiểu buốt, tiểu nhiều lần

- Bụng xuất hiện những cơn gò thường xuyên

- Không thấy thai máy khi đến tuần thứ 22

- Có hiện tượng chảy máu và đau bụng ngày một nhiều hơn

Mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ có sao không? Nên làm gì nếu bụng mẹ bầu nhỏ? - Ảnh 5.

Bà bầu mang thai tháng thứ 5 cũng cần chú ý một số dấu hiệu bất thường để có hướng xử trí sớm - Ảnh Internet

5.3.2. Quan sát thai máy tháng thứ 5 như thế nào?

Khi bước vào giai đoạn thai từ tuần 18 trở đi, mẹ bầu sẽ cảm nhận được thai nhi máy nhiều và rõ rệt dần lên. Tuy nhiên, giai đoạn này thai máy vẫn chưa quá rõ rệt, bà bầu cần để ý kĩ tránh nhầm lẫn với các vấn đề về tiêu hóa như sôi bụng.

Khoảng sau tuần thai thứ 20, em bé trong bụng sẽ có những cử động và máy thường xuyên hơn.

5.3.4. Mang thai tháng thứ 5 nên chú ý gì về dinh dưỡng?

Dinh dưỡng trong thai kỳ tháng thứ 5 là vô cùng quan trọng, bởi thai nhi giai đoạn này cần nhiều dinh dưỡng để đảm bảo phát triển dần hoàn thiện hơn. Do đó, bà bầu mang thai tháng thứ 5 cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học như sau:

- Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ thực phẩm chứa protein, đa dạng trong các món thịt gà, thịt bò, trứng, thịt lợn, đậu, ngũ cốc các loại.

- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, cà chua, bắp cải, củ cải đường... để giúp bà bầu ngăn ngừa táo bón.

- Thêm vào chế độ ăn cho bà bầu các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như gan heo, rong biển, tôm, hải sản. Các thực phẩm này ngoài cung cấp chất dinh dưỡng thì còn giúp tăng cường đề kháng cho thai phụ.

- Đa dạng thực phẩm chứa sắt, thực phẩm chứa nhiều acid béo (có trong hạt óc chó, cá hồi, cá thu..), thực phẩm giàu thành phần choline giúp ích cho sự phát triển não bộ của em bé trong bụng mẹ.

- Bà bầu nên uống nhiều nước, khoảng 2 lít mỗi ngày.

- Uống thêm sữa: Sữa có chứa lượng canxi rất tốt và cần thiết cho việc hình thành khung xương cho thai nhi. Nên nếu được, bà bầu nên uống 2 ly mỗi ngày để bổ sung thêm.

5.3.5. Bà bầu tháng thứ 5 nên kiêng ăn gì?

Khi bước vào tháng thứ 5 của thai kỳ, mẹ bầu nên tránh ăn một số loại thực phẩm dưới đây:

- Nên tránh dùng các loại nước uống có ga, chất kích thích và đồ uống có cồn

- Không nên ăn dứa và quả đu đủ còn xanh

- Các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh chứa nhiều calo có thể gây tăng cân nhanh chóng và ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Nếu thèm, bà bầu chỉ nên ăn một ít là đủ.

Nguồn dịch tham khảo: https://www.babycenter.com/pregnancy/health-and-safety/is-it-normal-that-i-dont-look-pregnant-yet_10300250


Tác giả: Tiểu Quyên