Mang thai không nghén có sao không? Vì sao bị nghén khi mang thai?

Mang thai không nghén có sao không? Vì sao bị nghén khi mang thai?
Nghén là một tình trạng thường gặp ở hầu hết các phụ nữ mang thai, biểu hiện chủ yếu bằng các tình trạng khó chịu như nôn, buồn nôn, mệt mỏi,... Vậy khi mang thai không nghén có sao không, có phải là biểu hiện bất thường của thai kỳ?

Nghén là một tình trạng phổ biến ở hầu hết phụ nữ mang thai, thường đặc trưng với các biểu hiện như buồn, nôn, đau đầu, thèm ăn,... Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ không nhỏ các thai phụ dù mang thai nhưng lại không hề có các biểu hiện của nghén khi mang thai. Do đó, mang thai không nghén có sao không là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm.

1. Nghén khi mang thai là gì?

Nghén khi mang thai là từ được sử dụng để chỉ chung các tình trạng khó chịu của thai phụ trong những tháng đầu của thai kỳ chẳng hạn như nôn hoặc buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ, thay đổi khẩu vị, thích ăn chua, thích ăn ngọt,... Nghén khi mang thai là tình trạng xảy ra ở hầu hết khoảng 90% số thai phụ.

Người ta cho rằng, nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng nghén khi mang thai chính là do sự biến đổi tăng cao đột ngột hàm lượng các loại hormone sinh dục (human chorionic gonadotropin - hCG, estrogen, progesterol) trong cơ thể của người mẹ trong thời kỳ đầu của thai kỳ, điều này khiến cơ thể chưa kịp thích ứng và dẫn đến biểu hiện các triệu chứng khác nhau mà chúng ta gọi chung là nghén.

Ngoài ra, hormone tuyến giáp, sự thay đổi nhạy cảm của hệ thần kinh, hoặc yếu tố di truyền,... cũng là những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự biểu hiện nghén của thai phụ.

Do nghén khi mang thai gây nên chủ yếu bởi sự tăng cao hormone sinh trong thời gian ngắn, vì thế khi hàm lượng các hormone này được ổn định trở lại và cơ thể của thai phụ đã thích nghi được thì nghén khi mang thai cũng dần rút lui. Nghén khi mang thai được ghi nhận hay bắt đầu từ tuần 5-6 của thai kỳ, đạt đỉnh vào tuần thai thứ 9 sau đó giảm dần và biến mất sau tuần thai thứ 14. Tuy nhiên, cũng có khoảng 20% thai phụ xảy ra trong khoảng thời gian kéo dài hơn hoặc thậm chí nghén diễn ra trong suốt thai kỳ.

Dựa vào mức độ biểu hiện của các triệu chứng nghén khi mang thai mà người ta chia nghén khi mang thai thành hai nhóm:

- Nhóm nghén thường:

Thai phụ nôn, buồn nôn không thường xuyên, vẫn còn ăn uống được, nghén không gây ảnh hưởng quá lớn đến sinh hoạt hằng ngày, thể trạng thai phụ không bị ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng rất nhỏ bởi nghén.

- Nhóm nghén nặng:

Thai phụ nôn và buồn nôn rất thường xuyên, ăn uống ít hoặc không ăn uống được, gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày, chóng mặt, ngất xỉu, mất nước, hoặc thể trạng giảm nhanh chóng cần đến sự can thiệp y tế.

Vì sao bị nghén khi mang thai? Mang thai không nghén có sao không? - Ảnh 1.

Nghén là một biểu hiện thường gặp khi mang thai (Ảnh: Internet)

Đọc thêm: Nội tiết tố khi mang thai lý giải những thay đổi thất thường trong suốt thời kỳ thai nghén.

2. Mang thai không có nghén do nguyên nhân gì?

Như đã nói, dù nghén khi mang thai có thể xuất hiện trên hầu hết các thai phụ nhưng cũng có một phần không nhỏ các thai phụ hoàn toàn không có các biểu hiện của nghén dù đã được xác định chắc chắn rằng đang có mang thai.

Vậy vì sao lại có sự khác biệt này và đâu là nguyên nhân khiến thai phụ mang thai không có nghén? Các nguyên nhân khiến mang thai không có nghén chủ yếu bao gồm:

2.1. Phôi thai chưa di chuyển đến tử cung

Chúng ta cần biết rằng, sự kiết hợp giữa trứng và tinh trùng không hề được diễn ra trong lòng tử cung như chúng ta vẫn thường nghĩ, trên thực tế nó được thực hiện ở 1/3 đầu ngoài của vòi trứng. Do đó, sau khi thụ tinh thì hợp tử vẫn còn cần một thời gian để di chuyển từ nơi thụ tinh về đến lòng tử cung để làm tổ, thời gian này thường kéo dài khoảng 1-2 tuần. Khi phôi làm tổ thành công trong lòng tử cung thì mới là thời điểm mà các hormone sinh dục có sự biến động mạnh mẽ để gây nên tình trạng nghén khi mang thai.

Tuy nhiên, đôi khi thời gian di chuyển và làm tổ này có thể kéo dài hơn, do đó các triệu chứng nghén khi mang thai cũng sẽ tới muộn hơn. Vì vậy, trong các trường hợp này thai phụ không nên quá lo lắng về vấn đề mang thai không nghén có sao không, bởi rất có thể đây chỉ là kết quả do phôi làm tổ muộn trong lòng tử cung.

2.2. Cơ thể mẹ đáp ứng tốt với sự thay đổi hormone

Nguyên nhân chủ yếu của nghén khi mang thai mà chúng ta đã đề cập đến chính là sự thay đổi tăng cao đột của các hormone sinh dục khiến cơ thể thai phụ không kịp thích ứng.

Do đó, nếu cơ thể thai phụ có khả năng thích ứng tốt với sự thay đổi hormone đột ngột này thì nghén khi mang thai cũng có thể hoàn toàn không xảy ra và tình trạng này là hoàn toàn bình thường.

2.3. Do hàm lượng hormone thấp

Các hormone có sự biến động rất lớn khi phôi làm tổ trong lòng tử cung, đặc biệt là hCG. Trong những tuần đầu thai kỳ, hàm lượng hCG có thể tăng gấp đôi sau chỉ 24-48h, chính bởi sự biến động quá nhanh chóng này khiến các triệu chứng nghén xảy ra.

Do vậy, phần đông các thai phụ mang thai không có nghén đều ít nhiều có liên quan đến tình trạng hormone thấp trong cơ thể, chiếm vai trò chủ yếu là hàm lượng thấp hCG.

Tuy vậy, trong hầu hết các trường hợp mang thai không nghén do hàm lượng hCG thấp sẽ không có ảnh hưởng gì lên thai kỳ và thai kỳ vẫn sẽ diễn ra bình thường.

2.4. Không phát hiện được các triệu chứng nghén

Không ít các thai phụ tìm đến bác sĩ để tham khảo vấn đề "mang thai không nghén có sao không" khi được hỏi kỹ đã thể hiện rằng không phải là thai phụ không có nghén mà là không phát hiện được các triệu chứng của nghén.

Nhóm thai phụ này thường là những người có công việc bận rộn, cường độ cao, áp lực lớn,... Do sự tập trung và căng thẳng quá mức có thể khiến họ không đủ chú ý đến các thay đổi của bản thân khi mang thai và không nhận thức được rằng nghén đang xảy ra.

Vì thế thai phụ cho rằng mình mang thai nhưng lại không có nghén. Nên thực chất đây là một sự nhầm lẫn hơn là một tình trạng mang thai không có nghén thực sự.

Vì sao bị nghén khi mang thai? Mang thai không nghén có sao không? - Ảnh 2.

Quá bận rộn trong công việc có thể khiến thai phụ không phát hiện được nghén khi mang thai đang xảy ra (Ảnh: Internet)

3. Mang thai không nghén có sao không?

Khi hầu hết các phụ nữ mang thai (chiếm khoảng 90%) đều có nghén thì vấn đề mang thai không nghén tự nhiên sẽ được các thai phụ nhận định như một tình trạng bất thường, bởi nó thực sự khác với tình trạng phổ biến chung đang xảy ra ở các thai phụ khác. Câu hỏi được đặt ra là mang thai không nghén có sao không, có nguy hiểm hay không?

Vì sao bị nghén khi mang thai? Mang thai không nghén có sao không? - Ảnh 3.

Mang thai không nghén có sao không là lo lắng của rất nhiều thai phụ (Ảnh: Internet)

Có ý kiến cho rằng, không nghén khi mang thai có liên quan nhất định đến sự gia tăng tỷ lệ sảy thai ở thai phụ. Tuy nhiên, ý kiến này cho đến nay vẫn chưa được chứng minh trên thực tế bởi những chứng cứ có độ tin cậy cao.

Trên thực tế, nguy cơ sảy thai được ghi nhận trên các thai phụ không có nghén là thấp, chỉ khoảng 3%. Do đó, thai phụ không cần thiết quá lo lắng mang thai không nghén có sao không nếu như thai kỳ của mình không có dấu hiệu bất thường nào khác ngoài việc sự khác biệt rằng không có nghén khi mang thai so với thai kỳ thường gặp.

Bởi thực tế không có một thai kỳ nào có thể đảm bảo 100% rằng sẽ không có hiện tượng xảy thai xảy ra, kể cả đó là các thai kỳ có nghén thì vẫn sẽ có một tỷ lệ xảy thai nhất định.

Tuy nhiên, nếu thai phụ và gia đình vẫn còn quá lo lắng về các vấn đề gia tăng các nguy cơ thai kỳ khi không có nghén xảy ra thì có thể tiến hành khám thai thường xuyên hơn để có thể phát hiện sớm các bất thường thai kỳ, xử lý sớm bằng các biện pháp hợp lý nếu có phát hiện.

Qua đây có thể thấy rằng, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng không nghén khi mang thai. Thai phụ không cần thiết phải quá lo lắng về vấn đề mang thai không nghén có sao không bởi trong hầu hết các trường hợp thai kỳ vẫn sẽ diễn ra bình thường dù thai phụ không có nghén.


Tác giả: QN