Ăn nhiều hoa quả là cách để cung cấp dưỡng chất cho mẹ thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho em bé. Tuy nhiên, một số loại hoa quả lại không hề tốt cho mẹ, chúng có thể gây ra co thắt tử cung dẫn đến sinh non hoặc sải thai.
Để biết mang thai không nên ăn quả gì, mẹ bầu có thể tham khảo bài viết dưới đây:
Mang thai không nên ăn quả gì? (Ảnh Internet).
Việc có nên ăn nho khi mang thai hay không vẫn luôn là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Nhiều người ủng hộ việc này bởi nho chứa nhiều vitamin, các khoáng chất và các axit hữu cơ có lợi cho thai kỳ.
Tuy nhiên số khác lại cho rằng, nho là loại hoa quả dễ bị sâu bệnh tấn công nên khi trồng nho, nông dân sử dụng rất nhiều thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật, điều đó gây nguy hiểm cho bà bầu.
Ngoài vấn đề thuốc thực vật có thể còn tồn đọng trong quả nho thì một lý do khác chứng minh cho việc không nên ăn nho là trong vỏ quả nho đỏ còn chứa một loại chất chống oxy hóa là resveratrol, nó có thể gây tác động tiêu cực đến những phụ nữ mang thai và gây ra một số biến chứng trong thai kỳ.
Do đó, lời khuyên cho bà bầu là nếu quyết định ăn nho cần phải rửa sạch và loại bỏ vỏ.
Nho không phải là trái cây tốt với nhiều bà bầu (ảnh Internet).
Nếu thuộc những nhóm sau thì bà bầu không nên ăn nho:
- Bà bầu bị dị ứng với nho.
- Bà bầu gặp các vấn đề về tiêu hóa.
- Bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ.
Mang thai không nên ăn quả gì nữa? Các bác sĩ khuyên bạn không nên ăn đu đủ xanh khi mang thai.
Trong đu đủ xanh có chứa chất Papain gây ra sự phân ly tế bào. Điều này đặc biệt không tốt cho sự phát triển của thai nhi đồng thời kìm hãm khả năng phát triển của tế bào của thai nhi nhất là thai ở những tuần đầu tiên.
Nếu đu đủ chín mang lại nhiều dinh dưỡng thì đủ đủ xanh lại hoàn toàn ngược lại. Đu đủ xanh có chứa nhiều chất latex gây ra có thắt tử cung dẫn đến sinh non hoặc sảy thai. Các enzyme trong đu đủ xanh còn gây hiện tượng sảy thai đồng thời cũng không tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, ăn nhiều đu đủ có thể làm tăng áp lực mạch máu. Với các trường hợp này, ăn đu đủ có thể làm chảy máu trong nhau thai.
Phụ nữ có thai không nên ăn đu đủ (ảnh Internet).
Quả dứa hay còn gọi là trái thơm, là một loại quả thơm ngon, giúp giải nhiệt và làm đẹp da cho phụ nữ. Nhưng với phụ nữ mang thai thì không nên ăn loại quả này, đặc biệt với những người có tiền sử sinh no hoặc sảy thai.
Chất bromelain có rất nhiều trong thành phần quả dứa là thủ phạm chính gây ra tình trạng co thắt cổ tử dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
Mẹ bầu cần tránh ăn dứa để không xảy ra tình trạng sinh non (ảnh Internet).
Mẹ bầu cần đặc biệt thận trọng với những loại trái cây trên, nhất là trong ba tháng đầu thai kỳ. Mặc dù trái cây giúp cung cấp nhiều dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình mang thai nhưng việc ăn quá nhiều trái cây là không hề tốt, điều đó có thể gây chướng bụng hoặc rối loạn tiêu hóa cho bà bầu.
Trái cây cũng chứa nhiều đường, đối với bà bầu bị tiểu đường thai kỳ thì chỉ nên ăn một lượng trái cây vừa phải. Một khẩu phần trái cây được khuyên dành cho phụ nữ mang thai thường tương đương với:
- 1/2 quả bưởi hoặc bơ
- 1 quả táo, lê, chuối. cam
- 2 quả mận
- 1 vốc quả dâu tây
- 1 lát dưa hấu
- 1 muỗng canh đầy vun đối với trái cây sấy khô.
Khi mang thai ăn trái cây như nào là đủ (ảnh Internet).
Như vậy, bên cạnh việc tìm hiểu khi mang thai không nên ăn quả gì, mẹ bầu cũng cần phải biết ăn trái cây như thế nào để đầy đủ dưỡng chất cho quá trình mang thai và đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho em bé.