Đựng cơm trong hộp nhựa kém chất lượng, quay bằng lò vi sóng với nhiệt độ không phù hợp,.. là những sai lầm khi mang cơm trưa đi làm thường gặp ở dân văn phòng.
Dạo qua một vòng thị trường hộp đựng cơm, không khó để thấy có vô vàn các mẫu mã và chủng loại khác nhau từ hộp nhựa tới thủy tinh 2 lớp, 3 lớp, 4 lớp,... Trong đó hộp nhựa đựng cơm mang đi làm được nhiều người ưa chuộng hơn hẳn.
Tuy nhiên, nếu mua phải những hộp nhựa đựng cơm kém chất lượng, đặc biệt lại dùng để đựng thức ăn nóng hay thức ăn để qua đêm từ hôm trước có thể khiến thức ăn đựng trong hộp bị thôi nhiễm các hóa chất từ hộp nhựa ra. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới gan và các cơ quan nội tạng khác.
Giải pháp:
Hộp đựng cơm trưa dù là hộp bằng nhựa hay thủy tinh thì đều cần phải đảm bảo yếu tố chịu nhiệt cũng như làm từ các chất liệu an toàn cho sức khỏe. Các món ăn nóng tốt nhất nên đựng vào các hộp thủy tinh, sứ,...
Nhiều người để tiết kiệm hộp cơm mang đi làm, giảm bớt cồng kềnh mà chọn việc đựng cơm và đồ ăn trong cùng một ngăn. Tuy nhiên khi mang cơm trưa đi làm, hộp cơm thường được để ở nhiệt độ thường - điều này rất dễ khiến cơm bị ôi thiu, sinh nhớt, giảm dinh dưỡng và tăng nguy cơ gặp vấn đề về tiêu hóa.
Giải pháp:
Tốt nhất là bạn nên phân loại thức ăn và cơm riêng ngăn, không nên để chung với nhau. Nếu như văn phòng có tủ lạnh có thể bỏ vào tủ để giảm tình trạng ôi thiu, nhất là vào mùa hè nóng bức như hiện tại.
Có thể bạn không biết, hải sản rất giàu protein và chúng có thể trở thành môi trường lý tưởng nếu như không được bảo quản đúng cách. Vào ngày hôm sau, khi bạn mang cơm trưa đi làm có hải sản, món ăn vừa không được thơm ngon như khi vừa nấu lại vừa dễ khiến bạn bị hại gan thận nếu chẳng may ăn phải thực phẩm có protein bị biến đổi.
Nấu cơm trưa mang đi làm vào buổi sáng là một trong những thói quen của rất nhiều người. Thực tế đây là thời điểm lý tưởng vì món ăn sẽ tươi ngon hơn so với việc nấu sẵn từ tối hôm trước. Tuy nhiên, vì vội vã mà nhiều người đã trút ngay đồ ăn còn nóng vào hộp đựng cơm, sau đó đóng nắp và mang đi làm.
Các chuyên gia cho biết, điều này hoàn toàn gây hại. Đầu tiên thức ăn dễ bị hấp hơi khi đang còn nóng mà bị đậy kín. Tiếp theo đó là khi để ở nhiệt độ phòng, thức ăn sẽ dễ bị hỏng, ôi thiu và bốc mùi hơn, nhất là khi thời tiết nắng nóng như hiện tại.
Bên cạnh đó, thức ăn còn nóng để trong hộp nhựa sẽ khiến hộp nhựa sản sinh ra hàm lượng monostyren lẫn vào thức ăn và gây tổn hại cho gan.
Giải pháp:
Hãy chờ thức ăn nguội bớt rồi mới bỏ vào hộp để mang đi làm. Điều này cũng được khuyến nghị với các đồ ăn khác. Trong thời gian chờ thức ăn nguội bạn có thể làm vệ sinh cá nhân hay các công việc khác.
Mang cơm trưa đi làm ở văn phòng đa số sẽ dùng lò vi sóng để hâm nóng. Nếu như bạn đựng thức ăn trong hộp nhựa hay bọc nilon và bỏ thẳng vào lò vi sóng thì hoàn toàn sai cách. Bạn có thể tham khảo Các loại thực phẩm không nên quay trong lò vi sóng để có thêm thông tin.
Nhiệt độ cao trong lò vi sóng có thể khiến hộp nhựa hay nilon bọc ngấm vào thức ăn. Tốt nhất, hãy sử dụng những chất liệu chuyên dụng cho lò vi sóng như thủy tinh chịu nhiệt, sứ để đảm bảo an toàn.