Mầm đậu nành có tác dụng gì?

Mầm đậu nành có tác dụng gì?
Mầm đậu nành có tác dụng giúp làm mờ vết nám, sạm, tàn nhang, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tăng kích thước vòng 1, giúp duy trì vóc dáng và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch,...

1. Mầm đậu nành là gì?

Mầm đậu nành là hạt đậu nành được ươm và nảy mầm, phần thân mềm, mọng nước. Mầm đậu nành có rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, đặc biệt là đối với chị em phụ nữ, giúp làm đẹp chăm sóc, cải thiện làn da. Không những thế, mầm đậu nành có giá thành rất rẻ và có thể tự làm được ở nhà.

Mầm đậu nành có tác dụng gì?  - Ảnh 1.

Mầm đậu nành chứa nhiều dưỡng chất cho cơ thể. (Ảnh: Internet)

2. Các thành phần của mầm đậu nành

Mầm đậu nành chứa hàm lượng protein cao, trung bình khoảng 5 gam trong mỗi cốc. Protein trong đậu nành dễ tan trong nước và chứa rất nhiều acid amin, giúp giữ lượng nước trong cơ thể.

Theo USDA, mầm đậu nành chứa hàm lượng đáng kể vitamin C và vitamin B6, chúng cũng chứa sắt, riboflavin, axit pantothenic, niacin, thiamin, kẽm, canxi, phốt pho, magiê, đồng, kali giúp tăng khả năng hấp thụ

Những mầm nhỏ bé này cũng có hàm lượng chất béo cực thấp, không cholesterol và không chất béo bão hòa. Hàm lượng chất xơ tương đối lớn hơn 2,5 gam mỗi cốc. Lượng calo của những loại rau mầm này khá thấp, chỉ cung cấp không quá 65 calo mỗi cốc rất phù hợp với chị em muốn kiểm soát cân nặng đồng thời rất tốt cho quá trình lưu thông máu.

Mầm đậu nành chứa các enzym phân giải protein, giúp tiêu hóa protein và carbohydrate dễ dàng. Các enzym tiêu hóa này có sẵn trong mầm thay vì cơ thể bạn buộc phải sản sinh ra chúng. Khi cơ thể bạn không cần sản xuất các enzym này, nó có thể tập trung vào việc tạo ra nhiều enzym thiết yếu hơn, rất quan trọng đối với các nhiệm vụ như chống lại bệnh tật. 

Ngoài ra, trong mầm đậu nành còn chứa hàm lượng isoflavones cao hơn so với các loại thực phẩm khác, giúp phát triển nội tiết tố từ bên trong.

Đọc thêm:

 - 6 tác dụng của sữa đậu nành và một số lưu ý về sức khỏe

Bà bầu uống sữa đậu nành có tốt không? Những lưu ý khi uống sữa đậu nành cần biết kẻo hại mẹ hại con 

3. Tác dụng của mầm đậu nành

Mầm đậu nành có tác dụng lớn cho việc cải thiện, phát triển sự thiếu hụt nội tiết tố. Giúp cải thiện sức khỏe, nhan sắc..

3.1. Tác dụng làm mờ vết nám, sạm, tàn nhang

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ chống oxy hóa của mầm đậu nành thực sự cao hơn so với hạt đậu, điều đó có nghĩa là các hợp chất phenolic có thể làm giảm hoạt động của các gốc tự do trên cơ thể được nhiều hơn. Đồng thời cùng với các dưỡng chất và các vitamin trong mầm đậu nành giúp ngăn ngừa sự lão hóa, cải thiện làn da, giảm thiểu sự xuất hiện của nếp nhăn và sẹo, xóa mờ các vết thâm do quá trình oxy hóa gây ra và cải thiện độ đàn hồi của da để trông trẻ lâu hơn.

Mầm đậu nành có tác dụng gì?  - Ảnh 2.

Mầm đậu nành có tác dụng làm mờ vết nám, sạm và tàn nhang. (Ảnh: Internet)

3.2. Tác dụng bổ sung dưỡng chất cho cơ thể

Mầm đậu nành chứa các loại axit amin mà cơ thể không tổng hợp. Không những thế, mầm đậu nành có lượng đạm khá cao, nhiều vitamin, bổ sung tinh chất đầy đủ đảm bảo giúp cho cơ thể hoạt động khỏe mạnh, nhất là đối với phái nữ.

3.3. Tăng kích thước vòng 1

Mầm đậu nành có thể nói mang đến công dụng thần kỳ giúp phát triển vòng 1 vì nó chứa lượng lớn Isoflavones giúp ngực được nở nang, đầy đặn, căng tròn - kích thích sự phát triển cao gấp 5 lần. Mầm đậu nành giúp tăng nội tiết tố từ bên trong mang lại hiệu quả bất ngờ cho chị em phụ nữ, vòng 1 cũng sẽ không bị chảy xệ khi ngừng sử dụng. Vì thế chị em nên thường xuyên sử dụng để đạt được vòng 1 mơ ước và đầy tự tin.

3.4. Giúp duy trì vóc dáng, bổ sung nội tiết tố

Estrogen là nội tiết tố nữ đặc biệt quan trọng giúp duy trì vóc dáng, tuổi xuân. Tuy nhiên, estrogen sẽ mất đi sự cân bằng do thay đổi theo thời gian, tuổi tác làm mất đi vẻ đẹp vốn có. Trong khoảng thời gian này, giải pháp thích hợp, tối ưu nhất đó chính là sử dụng mầm đậu nành giúp bổ sung kịp thời và là chìa khóa cải thiện được vấn đề về vóc dáng nhan sắc, duy trì vẻ đẹp tự nhiên.

3.5. Giảm nguy cơ về các bệnh tim mạch

Mầm đậu nành giữ vai trò rất quan trọng trong chế độ ăn uống. Giúp làm giảm trực tiếp nồng độ lipid trong máu, không những thế mầm đậu nành còn cải thiện các yếu tố có lợi cho bệnh tim mạch như: hệ thống co giãn động mạch, giảm quá trình oxy hóa, hệ thống co giãn động mạch… nhờ vào Vitamin K. Vitamin K cần thiết cho quá trình đông máu và ức chế sự tích tụ canxi. Mầm đậu nành là một nguồn giàu vitamin thiết yếu này và do đó, chúng giúp giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh.

3.6. Tác dụng hỗ trợ tăng hoặc giảm cân

Mầm đậu nành có tác dụng rất tốt cho việc tăng hoặc giảm cân mà nhiều chị em săn đón. Sử dụng mầm đậu nành giúp chị em có thể điều chỉnh cân nặng như mong muốn.

Nếu muốn tăng cân chỉ cần uống sau ăn 20 phút, giúp bổ sung dưỡng chất mà bạn còn thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày.

Nếu muốn giảm cân nhanh chóng và hiệu quả bạn chỉ cần uống trước khi ăn 20 phút sẽ tạo cảm giác no, bạn sẽ ăn ít cơm hơn.

3.7. Ngăn ngừa rụng tóc

Đối với những người tóc thưa, hay rụng và mỏng sử dụng mầm đậu nành sẽ giúp tóc phát triển, khỏe mạnh và mượt hơn vì trong mầm đậu nành chứa các protein quan trọng cần thiết cho sự phát triển của tóc. Giúp giảm việc rụng tóc rất nhiều.

3.8. Tác dụng điều trị các bệnh tiền mãn kinh

Đối với những người có xu hướng ăn kiêng và những người lớn tuổi nồng độ estrogen giảm xuống gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như mất ngủ, sinh lý suy giảm, nóng tính, bốc hỏa, … Mầm đậu nành chứa nhiều estrogen sẽ giúp cải thiện giấc ngủ, khiến bạn ngủ ngon hơn, tinh thần thoải mái – tươi trẻ và giảm các triệu chứng gây khó khăn trong thời kỳ mãn kinh.

3.9. Tác dụng cải thiện chuyện phòng the

Mầm đậu nành giúp bổ sung nội tiết tố, hoocmon nữ tăng cường ham muốn tình dục, nhất là đối với chị em sau khi sinh con (âm đạo bị khô, rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn..), bổ sung lượng estrogen làm chấm dứt được tình trạng khô hạn và đau rát khi quan hệ.

3.10. Tác dụng phòng chống và ngăn ngừa bệnh ung thư

Có rất nhiều người nói rằng, uống hoặc ăn mầm đậu nành nhiều dẫn đến gây vô sinh. Nhưng nó chỉ đúng khi nói đến nam giới, còn nữ giới dùng mầm đậu nành mang đến rất nhiều lợi ích mà không có hại. Không chỉ thế, mầm đậu nành đã được các chuyên gia kiểm chứng là rất tốt, giúp điều hòa nội tiết tố, cải thiện oxy hóa đồng thời giảm thiểu tình trạng gây ung thư vú.

3.11. Tác dụng bổ sung cho mẹ và thai nhi

Mầm đậu nành cung cấp nhiều protein, đồng thời trong mầm đậu nành còn chứa nhiều canxi giúp ngăn ngừa sinh non, sinh con nhẹ không đủ cân. Không những thế, mầm đậu nành còn ngăn ngừa táo bón giúp kiểm soát được lượng đường trong máu cho mẹ bầu.

3.12. Tác dụng với hệ thống xương khớp

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng isoflavone và Vitamin K đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh mật độ xương của cơ thể, đảm bảo rằng các khoáng chất ở mức thích hợp trong máu, có thể bảo vệ sức khỏe tim mạch và các chức năng trao đổi chất khác. Các khoáng chất bổ sung như mangan và kẽm, cũng giúp ngăn ngừa loãng xương và xây dựng xương chắc khỏe.

4. Cách làm mầm đậu nành và một số lưu ý

4.1. Cách làm mầm đậu nành tại nhà

Thành phần: 200g hạt đậu nành

Hướng dẫn:

B1: Rửa hạt đậu nành qua nước để loại bỏ sạn cát và bụi bẩn

B2: Lấy rổ đã lót sẵn một chiếc khăn ẩm dưới đáy, rồi trải một lớp đậu mỏng lên sau đó lại đắp một chiếc khăn ẩm lên trên. Khoảng 2 ngày sau, hạt đậu nành sẽ mọc mầm 1-2cm, đem đãi vỏ.

B3: Đem đậu mọc mầm đi rửa sạch sấy khô sau đó rang chín

B4: Xay thành bột mịn bỏ trong hộp kín để sử dụng.

4.2. Lưu ý khi sử dụng

Mầm đậu nành có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe và làm đẹp tuy nhiên nó lại kỵ với một số thực phẩm nên cần phải lưu ý khi sử dụng.

Đầu tiên là mật ong kết hợp mầm đậu nành sẽ gây hiện tượng đông máu, hơn thế nữa có thể gây khó thở và dẫn đến tử vong.

Thứ hai là đường đỏ vì nó có chứa các chất như axit axetic, axit lactic nếu kết hợp với mầm đậu nành sẽ làm mất đi các dưỡng chất ban đầu và có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Thứ 3 là trứng vì trong lòng trắng của trứng có chứa men trypsin sẽ làm mất dưỡng chất mầm đậu nành và gây tình trạng khó tiêu, đầy bụng.

Ngoài ra, không nên uống mầm đậu nành sống, tốt nhất là nên pha với nước ấm để đảm bảo giữ được các dưỡng chất đồng thời mỗi ngày chỉ nên uống từ 1-2 cốc tương đương với khoảng 500ml, không nên lạm dụng.

Nguồn tham khảo:

Bean Sprouts: Health Benefits, Nutrition Facts, and How to Prepare Them

Soybean sprouts Recipe and Nutrition

12 Amazing Health Benefits Of Bean Sprouts

Effect of sprouting of soybean on the chemical composition and quality of soymilk and tofu

 

Tác giả: Phạm Trang