Theo Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm, trên thế giới, có khoảng 17,5 triệu người chết vì các vấn đề tim mạch, trong đó tăng huyết áp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Số người chết cho tăng huyết áp cao gấp 4 lần số người tử vong do 3 bệnh nguy hiểm gồm HIV, sốt rét, lao phổi cộng lại. Ở Việt Nam, tỷ lệ người bị tăng huyết áp tăng cao hằng năm.
Ngoài ra, những thói quen sống hằng ngày cũng ảnh hưởng tới tình trạng bệnh cao huyết áp. Chính vì vậy, cần có chế độ ăn cho người cao huyết áp để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Những người bị cao huyết áp thường kèm theo triệu chứng béo phì hoặc thừa cân. Béo phì và cao huyết áp được coi là những thủ phạm làm tăng gánh nặng cho tim. Khi quan sát lâm sàng có thể dễ dàng nhận thấy phần đông huyết áp của người bệnh thường giảm xuống khi trọng lượng cơ thể giảm và huyết áp tăng khi cân nặng tăng lên.
Minh chứng này đã làm rõ mối quan hệ giữa béo phì và huyết áp là mối quan hệ tỉ lệ thuận với nhau. Chính vì vậy, người bệnh cần khống chế cân nặng của bản thân để cải thiện các triệu chứng lâm sàng như mệt mỏi, thở khó khăn.
Để biết được cân nặng của bản thân có vượt quá mức cân nặng cho phép hay không, bạn có thể áp dụng công thức:
Cân nặng tiêu chuẩn (kg) = [chiều cao (cm) - 100] x 0,9
Nếu bạn nằm trong phạm vi +/- 10% so với cân nặng tiêu chuẩn thì cân nặng của bạn thuộc dạng bình thường. Còn nếu cân nặng vượt quá 10% so với cân nặng tiêu chuẩn thì bạn đang rơi vào tình trạng thừa cân, và nếu cân nặng vượt quá 20% so với cân nặng tiêu chuẩn thì bạn đã bị béo phì.
Với người bị béo phì thì nên hạn chế thực phẩm để giảm trọng lượng, và mỗi tuần nên giảm từ 1-2kg. Mỗi kg cân nặng nên cung cấp lượng calo là 25-30kcal.
Người bị cao huyết áp cần được kiểm soát cân nặng chặt chẽ (Nguồn: internet).
- Hạn chế ăn những thức ăn giàu chất béo, đặc biệt là chất béo động vật như thịt mỡ, đồ ăn chiên, rán.
- Hạn chế những thức ăn giàu cholesterol như nội tạng động vật
- Nên ăn thanh nhạt, hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối
- Hạn chế những đồ ăn ngọt chứa các chất như saccharose, fruitose, glucose, những chất sẽ làm gia tăng đường máu, mỡ máu.
- Tránh nạp quá nhiều caffein vào cơ thể.
Bạn có thể lựa chọn những thức ăn tốt cho mạch máu và có tác dụng giảm mỡ máu như chuối, mộc nhĩ, hành, cà chua, rau cần, tỏi, rong biển,.... Đây đều là những thực phẩm có hiệu quả tốt đối với phòng trị bệnh cao huyết áp, xuất huyết não và nhũn não. Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý nên ăn ít, chia thành nhiều bữa (4-5 bữa) trong ngày và không nên ăn quá no.
Nếu hấp thu quá nhiều chất béo vào cơ thể có thể khiến mỡ máu tăng cao. Từ đó sẽ thúc đẩy xơ cứng động mạch, chính vì vậy trong các bữa ăn hằng ngày bạn nên hạn chế hấp thu những chất béo động vật. Khi chế biến món ăn, bạn nên sử dụng dầu thực vật thay vì mỡ động vật và chỉ nên hấp thụ <300mg cholesterol/ngày.
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung cá vào bữa ăn hằng ngày vì cá, nhất là cá biển chứa nhiều axit béo không bão hòa giúp cholesterol oxy hóa, từ đó làm giảm cholesterol trong máu, giúp kéo giãn sự kết tập của tiểu cầu, ức chế hình thành máu đông và dự phòng tai biến mạch máu não. Ngoài ra, trong cá biển còn chứa nhiều axit linoleic, chất có tác dụng tăng tính đàn hồi với mao mạch, dực phòng vỡ mạch máu và có tác dụng nhất định trong phòng ngừa các biến chứng của cao huyết áp. Theo các bác sĩ, mọi người nên ăn cá 2-3 lần/tuần.
Nhiều nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng những người có thói quen ăn nhiều muối sẽ có tỷ lệ mắc cao huyết áp cao hơn những người ăn ít muối. Giảm lượng muối ăn trong khẩu phần ăn hằng ngày sẽ giúp giảm huyết áp, giảm tình trạng giữ nước trong cơ thể. Theo đó, người bị bệnh cao huyết áp nên hấp thu muối ăn hằng ngày <3g hoặc nước tương, nước mắm <5ml.
Những đồ ăn chứa nhiều muối cần phải hạn chế trong chế độ ăn cho người cao huyết áp. (Nguồn: internet).
Những thức ăn giàu kali, canxi, ít natri rất tốt với người bệnh cao huyết áp. Có một số báo cáo cho thấy khi hạn chế lượng muối natri và gia tăng lượng muối kali trong khẩu phần ăn hằng ngày sẽ thúc đẩy việc bài tiết cholesterol, giảm huyết áp, tăng tính đàn hồi mạch máu, lợi tiểu, cũng như cải thiện khả năng co bóp của cơ tim. Bạn có thể tìm được kali, canxi trong khoai tây, khoai môn, cà tím, chuối, nước trái cây,...
Trong lương khô có chứa nhiều chất xơ có tác dụng bám hút cholesterol, tăng tốc bài tiết axit mật từ phân, giảm cholesterol trong máu, phòng ngừa xơ cứng động mạch. Khu cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể sẽ có ích cho việc phòng trị cao huyết áp, cao mỡ máu, bệnh mạch vành. Mỗi người cần đạt trên 15g chất xơ mỗi ngày. Ngoài ra, lương khô còn giúp nhuận tràng, có ích cho việc dựng phòng táo bón bởi nếu người bị bệnh cao huyết áp xuất hiện dấu hiệu táo bón có thể gây xuất huyết não.
Rau củ và trái cây là thực phẩm chứa nhiều vitamin và các khoáng tố. Những loại vitamin này đều rất tốt với sức khỏe như vitamin C có tác dụng giảm lượng cholesterol, tăng tính đàn hồi mạch máu. Vitamin E có tác dụng chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa axit béo không bão hòa oxy máu, đảm bảo tính hoàn chỉnh của mảng tế bào, phòng ngừa xơ cứng động mạch. Các khoáng tố có tác dụng nhất đính với bệnh cao huyết áp, mỡ máu hay bệnh mạch vành. Theo các nghiên cứu, crom, kẽm, selen giúp cho lipid và glucid chuyển hóa; iod có tác dụng ức chế hấp thu cholesterol trong đường ruột.
Rau củ, trái cây tươi là gợi ý tốt trong chế độ ăn cho người cao huyết áp. (Nguồn: internet).