Mề đay là một bệnh ngoài da phổ biến, có thể gặp ở bất kì đối tượng nào. Triệu chứng của bệnh là sự xuất hiện của các mảng nổi mẩn đỏ ở các khu vực trên cơ thể, đặc biệt là chân, ngực, lưng hay mặt,... các mẩn đỏ này thường mọc theo mảng, có thể dạng các hạt li ti hoặc các mảng lớn. Những vết này sẽ làm bạn vô cùng ngứa ngáy, khó chịu, sưng phù và gây mất thẩm mĩ.
Triệu chứng của bệnh là sự xuất hiện của các mảng nổi mẩn đỏ ở các khu vực trên cơ thể, đặc biệt là tay, chân, ngực, lưng hay mặt,...
Nguyên nhân gây bệnh khá phức tạp và từ nhiều yếu tố. Mề đay có thể xuất hiện là do dị ứng thức ăn, không khí, tiếp xúc với hóa chất độc hại hay cũng có thể do sự thay đổi chính từ nội tiết tố cơ thể bạn.
Vào mùa hè, với thời tiết nắng nóng, oi bức cùng không khí ô nhiễm chính là điều kiện tốt cho sự phát triển của vi khuẩn và làm kích ứng da, khiến tình trạng mề đay mẩn ngữa càng phổ biến hơn và nghiêm trọng hơn.
Sau đây là một vài bài thuốc dân gian đơn giản, hiệu quả được ông bà ta áp dụng từ xưa.
Cách làm:
Chuẩn bị 200g lá khế chua, rửa sạch, vò nát và cho vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước, để ấm. Sau đó, bạn dùng một chiếc khăn mềm nhúng thấm và lau toàn thân. Làm như vậy lặp lại 2-3 lần trong ngày, mề đay sẽ nhanh chóng tan biến.
Lá khế là phương pháp được nhiều người áp dụng
Chuẩn bị 50g lá tía tô, rửa sạch, giã sống rồi vắt lấy nước cốt. Phần nước bạn dùng để uống, phần bã bạn giữ lại và đem chà xát nhẹ nhàng vào vùng da bị nồi mề đay 2-3 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng.
Lá tía tô có thể dùng được cả phần nước và bã để trị mề đay
Với tính cay, nóng, can của kinh giới có tác dụng tán hàn, giảm ngứa, phát ban,... Dùng lá kinh giới để chưa nổi mề đay từ lâu đã được áp dụng và mang lại hiệu quả rất nhanh chóng.
Với tính cay, nóng, can của kinh giới có tác dụng tán hàn, giảm ngứa, phát ban,...
Bạn dùng 16g lá kinh giới cùng cỏ mần trầu, lá đinh lăng, mỗi loại 20g ngân hoa, chi tử tất cả đem sắc lấy nước uống mỗi ngày cho đến khi hết bệnh.
Lô hội chứa chất giữ ẩm cao, thường được sử dụng trong các mục đích làm đẹp cho da. Ngoài ra, lô hội còn có nhiều thành phần hóa học giúp dịu da, giảm ngứa, chưa lành vết thương trên da và làm lành các vết mẩn ngứa.
Lô hội có nhiều thành phần hóa học giúp dịu da, giảm ngứa, chưa lành vết thương trên da và làm lành các vết mẩn ngứa.
Bạn hãy dùng lá lô hội, cắt sạch lớp vỏ ngoài, rửa sạch mủ cây (để tránh bị kích ứng gây ngứa) rồi đắp trực tiếp lên các vết mề đay. Điều này sẽ giúp bạn bớt cảm giác ngứa rát khó chịu và làm các vết mề đay nhanh chóng biến mất.
Mỗi bộ phận của cây dinh lăng đều được sử dụng làm vị thuốc, phần rễ cay được chữa bệnh suy nhược, lợi tiểu, phần thân và cành được chữa bệnh đau lưng và bệnh tê thấp, còn phần lá được dùng trong việc điều trị nệnh nổi mề đay.
Mỗi bộ phận của cây dinh lăng đều được sử dụng làm vị thuốc
Cách sử dụng là đinh lăng trong việc chữa nổi mề đay như sau: lá đinh lăng sao vàng hạ thổ, sau đó đun nước uống hàng ngày, ngày uống 3 lần.
Trên đây là một số mẹo cũng như các phương thuốc dân gian được sử dụng phổ biến từ xa xưa. Bạn có thể tham khảo và áp dụng. Tuy nhiên nếu có những biến chứng bất thường, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhà để kiểm tra bạn nhé!.