Trầm cảm sau sinh không đồng nghĩa với việc trước đó người mẹ đã từng mắc trầm cảm. Các triệu chứng trầm cảm cần phải xuất hiện rõ rệt trong vòng 30 ngày sau sinh mới được làm căn cứ để chẩn đoán bệnh. Nếu các triệu chứng trầm cảm xuất hiện ngoài giai đoạn này thì không được gọi là trầm cảm sau sinh.
Các triệu chứng của trầm cảm sau sinh xuất hiện rất nhanh, ảnh hưởng rất lớn đến mẹ và bé. Người mẹ sẽ có ý định tự sát và có hành vi giết hại em bé. Nếu bệnh được phát hiện và chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ không tái phát lại và chỉ tái phát nếu mẹ sinh đẻ lần sau. Do đó, nếu trong trường hợp mắc bệnh thì cần phải có phương án điều trị dự phòng để chặn cơn trầm cảm sau sinh.
Khác với trầm cảm thông thường,nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh không phải là do thiếu chất serotonin ở não mà là do biến động nội tiết ở mẹ bầu sau sinh.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến mẹ bầu bị trầm cảm sau sinh (ảnh: internet)
Biểu hiện của bệnh cũng khá rõ ràng như: khí sắc giảm, mất hứng thúc hoặc không còn sở thích cho hầu hết các hoạt động, nặng lượng cơ thể bị giảm sút, ăn không ngon, ăn ít, giảm cân, ngủ nhiều, rối loạn tâm thần vận động, cảm thấy vô dụng, tội lỗi, không tập trung suy nghĩ, khó đưa ra quyết định, luôn nghĩ đến cái chết và có hành vi tự sát.
Nếu mẹ mắc trầm cảm sau sinh có ý định hoặc hành vi tự sát hay có ý định, hành vi giết em bé thì cần phải được điều trị tại bệnh viện tâm thần để hạn chế việc xảy ra những tình huống xâu. Trong những trường hợp này, sốc điện là phương pháp điều trị thích hợp nhất vì khi đó cơn trầm cảm sẽ được giảm đi nhanh chóng.
Khi mẹ hết ý định tự sát, cơ thể phục hồi thì có thể chăm sóc cho bản thân và em bé như bình thường. Trong trường hợp áp dụng phương pháp này mẹ bầu vẫn cho con bú bình thường và không riêng gì mẹ bầu nếu bệnh nhân nào có 7 triệu chứng trở lên thì cũng sẽ phải điều trị nội trú để giảm nguy cơ tự sát.
Có rất nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị trầm cảm sau sinh (ảnh: internet)
Nếu trong trường hợp người bệnh chỉ có dưới 6 triệu chứng và không có ý định tự sát, không nghĩ đến cái chết thì có thể tiến hành điều trị bằng việc sử dụng một số loại thuốc chữa trầm cảm sau sinh.
Các mẹ nên kết hợp thuốc chống trầm cảm với benzodiazepin, đây là thuốc chữa trầm cảm sau sinh nhanh cho hiệu quả và ít gây nên tác dụng phụ và không ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho em bé bú. Bên cạnh đó các bạn có thể sử dụng những loại thuốc chữa trầm cảm sau sinh như:
Sertraline: đây là thuốc chữa trầm cảm sau sinh ít gây tác dụng phụ, không độc với các bộ phận như tim, gan, thận và ít bài tiết qua sữa, không ảnh hưởng đến em bé. Tuy nhiên khi uống loại thuốc này mẹ bầu có thể sẽ bị đầy bụng, khô miệng, chóng mặt.
Nếu trong trường hợp điều trị ngoại trú, trong tuần đầu tiên chỉ nên uống nửa liều vào bữa tối sau ăn. Như vậy thuốc dễ được dung nạp vào cơ thể và từ tuần thứ 2 liều thuốc sẽ tăng lên.
Paroxetine: loại thuốc này cũng ít gây nên tác dụng phụ giúp giảm lo âu nhanh hơn và không gây nên hiện tượng khô miệng, đắng miệng. Trong tuần đầu tiên người bệnh chỉ nên dùng nửa liều và từ tuần thứ hai sẽ dùng cả liều.
Fluoxetine: đây là thuốc chữa trầm cảm sau sinh mới và được áp dụng rộng rãi trên những phụ nữ có thai và đang cho con bú. Hiện nay loại thuốc này vẫn là lựa chọn hàng đầu của các bác sĩ khi tiến hành điều trị trầm cảm cho người bệnh.
Tuy nhiên khi uống loại thuốc này người bệnh có thể bị đầy bụng khi uống trong tuần đầu và nếu uống vào buổi tối sẽ gây khó ngủ. Vậy nên nếu sử dụng Fluoxetine người bệnh nên uống sau bữa sáng và chỉ nên uống nửa liều trong tuần đầu tiên, từ tuần thứ 2 dùng cả liều.
Các mẹ nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ (ảnh: internet)
Venlafaxine: loại thuốc này được đánh giá tốt hơn hẳn những loại thuốc trên, tuy nhiên Venlafaxine mang lại khá nhiều tác dụng phụ như gây chóng mặt, buồn nôn, nôn,... nên nhiều người thường bỏ thuốc. Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc người bệnh nên kết hợp với thuốc benzodiazepine với liều trung bình.
Mirtazapine: đây là loại thuốc chữa trầm cảm sau sinh đa vòng giúp cải thiện giấc ngủ, kích thích ăn uống, tuy nhiên hiệu quả mà loại thuốc này mang lại lại không bằng những loại thuốc trên. Loại thuốc này ít gây tác dụng phụ, dễ dung nạp, không gây nên hiện tượng chóng mặt, buồn nôn.
Những loại thuốc chống trầm cảm này hầu như không tương tác với các loại thuốc kháng sinh, giảm đau, hạ sốt, thuốc hạ huyết áp, thuốc chữa đái tháo đường,... nên có thể dùng đồng
Các thuốc chống trầm cảm nêu trên hầu như không tương tác với các thuốc kháng sinh, giảm đau, hạ sốt, thuốc hạ huyết áp, thuốc chữa đái tháo đường... nên có thể dùng kết hợp chúng với nhau. Các mẹ nếu chọn thuốc bromazepam hoặc clonazepame cần lưu ý bởi chúng có thể gây tác dụng phụ nếu dùng liều cao trong thời gian dài.
Chỉ nên dùng liều thấp và kết hợp với những loại thuốc khác. Dù dùng liều thấp nhưng 2 loại thuốc này đều có thể làm giảm lo âu, căng thẳng và ngủ ngon hơn. Mặc dù thuốc chống trầm cảm thường dùng khoảng 6 tháng nhưng với thuốc benzodiazepine, mẹ bầu không nên dùng quá 1 tháng.
Trên đây là những loại thuốc chữa trầm cảm sau sinh mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Tuy nhiên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần hỏi ý kiến của bác sĩ để tránh hậu quả không mong muốn. Hi vọng với tất cả những chia sẻ trên đây có thể giúp các mẹ điều trị trầm cảm sau sinh đạt kết quả tốt nhất.