Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy:
- Trẻ ăn thức ăn bị vi khuẩn xâm nhập do bảo quản không đúng cách hoặc ôi thiu
- Dụng cụ ăn uống của trẻ như thìa, bát, cốc không được vệ sinh và tiệt trùng sạch sẽ trước khi ăn
Trẻ bị tiêu chảy do đồ dùng ăn uống không được vệ sinh đúng cách (Ảnh: Internet)
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do bị thiếu men
- Cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn mới lạ trong cùng thời điểm, không đảm bảo ăn dặm theo khoa học.
Trẻ bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân thường có mùi chua và tanh nhưng không bị lẫn máu và mủ.
Trẻ bị mất nước nhiều do tiêu chảy liên tục (Ảnh: Internet)
Tùy theo lượt đi ngoài của trẻ mà triệu chứng thể hiện sẽ khác nhau. Dưới đây là 3 trạng thái mất nước cơ bản của trẻ mà khi bạn chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cần phải lưu ý:
- Mất nước độ 1: trẻ quấy khóc, bị khát nước nhưng lượng nước tiểu của trẻ bình thường
- Mất nước độ 2: lượng nước tiểu của bé bị giảm, trẻ quấy khóc, da co giãn kém hơn và khát nước nhiều nước
Trẻ không có nhu cầu đi tiểu nhưng lại khát nước liên tục (Ảnh: Internet)
- Mất nước độ 3: lượng tiểu ít hẳn, khát nước liên tục, trẻ quấy khóc, đổ mồ hôi liên tục. Da trẻ không còn căng mà nhăn nheo, thóp trũng, môi khô và mắt trũng sâu.
Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cần lưu ý gì về chế độ ăn uống? Thực ra khi trẻ bị tiêu chảy các mẹ cần nhớ vẫn phải để trẻ ăn uống như bình thường, tuyệt đối không được bắt trẻ ăn ít hay nhịn ăn dễ xảy ra tình trạng hạ đường huyết rất nguy hiểm.
Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy với chế độ dinh dưỡng phù hợp (Ảnh: Internet)
Nếu như bé đang ở trong giai đoạn bú mẹ thì khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy mẹ cần nhớ vẫn cho bé bú bình thường. Mẹ cũng có thể cho bé ăn những loại đồ ăn nhẹ nhàng và dễ tiêu hóa.
Một điều đặc biệt cần nhớ đó là bữa ăn của bé cần chia nhỏ hơn bình thường.
Khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy, vấn đề quan trọng nhất mà các mẹ không được quên đó là bù lại điện giải và lượng nước đã mất trong quá trình trẻ đi ngoài.
Mẹ cần bổ sung nước và điện giải cho bé (Ảnh: Intenet)
Các chuyên gia cho biết bù nước và điện giải ở bé đơn giản nhất là thông qua đường uống. Dung dịch oresol (dung dịch muối đường) là hỗn hợp được sử dụng phổ biến nhất.
Mẹ lưu ý cho trẻ uống theo đúng liều lượng và chỉ sử dụng trong vòng 24h thôi nhé. Nếu như trong nhà không có sẵn dung dịch oresol mẹ có thể thay thế bằng hỗn hợp sau:
- Cách 1: dùng một thìa cà phê loại 5ml gạt ngang muối cùng 8 thìa gạt ngang đường pha cùng 2 dến 3 thìa nước chanh hoặc cam vào 1 lít nước đun sôi để nguôi rồi cho bé uống.
- Cách 2: dùng 1 thìa cà phê loại 5ml gạt ngang muối pha cùng bột gạo 30g vào 1 lít nước rồi đun sôi.
Mỗi lần trẻ đi ngoài xong thì cho trẻ uống 1 cốc hỗn hợp trên. Hoặc cho trẻ uống số lần tăng lên nếu trẻ bị nôn.
Tổng hợp