Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, khiến các động mạch co lại dẫn tới trái tim bị áp lực nặng hơn. Từ đó có thể dẫn tới đau tim nhất là những người mắc các bệnh về tim mạch. Vậy nguyên nhân do đâu? Và những phương pháp giữ trái tim khỏe mạnh trong mùa đông.
- Ít luyện tập thể thao: Thời tiết trở lạnh khiến nhiều người ngại ra ngoài trời, vì vậy các hoạt động thể chất bị đình trệ. Tuy nhiên, để có một trái tim khỏe mạnh thì cần duy trì vận động kể cả khi nhiệt độ giảm.
Các chuyên gia đưa ra các đề xuất như đi đi lại lại khi xem TV hoặc khi nghe điện thoại, đỗ xe ở xa văn phòng hay đi vào các cửa hàng, đặc biệt, nên đứng lên khỏi bàn làm việc ít nhất 1 tiếng 1 lần để kéo giãn cơ thể trong tối thiểu là 1 phút.
- Mất ngủ: Khi nhiệt độ ngoài trời giảm thấp sẽ khiến chúng ta bị mất ngủ. Vì vậy, để đảm bảo có một giấc ngủ chất lượng hãy tham khảo các biện pháp để giữ ấm cho căn phòng của mình.
- Nguy cơ cảm cúm tăng cao: Virus cảm cúm hoạt động phổ biến nhất vào mùa thu và mùa đông. Hơn nữa, cúm rất dễ lây và có liên quan tới nguy cơ đau tim và đột quỵ. Vì vậy, với những người bệnh tim hoặc có tiền sử đột quỵ, cần phải tiêm chủng vắc xin theo mùa. Ngoài ra cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh chạm vào mắt, mũi và miệng để ngăn ngừa sự lây lan, sử dụng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi,...
Cảm cúm chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trái tim "yếu hơn" trong mùa đông (Nguồn: internet).
Vậy để có một trái tim khỏe mạnh trong mùa đông và giúp cơ thể tránh xa các bệnh lý về tim mạch, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Hãy giữ ấm cho cơ thể, đừng để cơ thể bị hạ thân nhiệt. Khi các xuất hiện các triệu chứng của hạ thân nhiệt như thiếu phối hợp, lú lẫn, phản ứng chậm, run và buồn ngủ thì hãy tim cách giữ ấm lại cho cơ thể bởi điều này có thể đe dọa tính mạng của bạn.
- Để giữ ấm cho cơ thể, hãy mặc nhiều lớp quần áo. Bên cạnh đó, bạn có thể đội mũ, quàng khăn quàng cổ và sử dụng bịt tại, găng tay nếu cần. Đặc biệt cần bảo vệ đôi tai của bạn vì chúng rất dễ bị tê cóng. Bàn chân và bàn tay cũng là những bộ phận cần giữ ấm vì chúng cũng có xu hướng mất nhiệt nhanh.
Hãy giữ ấm cho cơ thể và nhất là tai, bàn tay và bàn chân (Nguồn: internet).
- Tìm hiểu kỹ các dấu hiệu và triệu chứng của đau tim. Hãy lắng nghe cơ thể bạn thật lý và hãy đi kiểm tra tim một lần trong mùa đông.
- Duy trì vận động để giữ ấm cơ thể nhưng không nên để cơ thể kiệt sức. Nếu bạn lười, không vận động vào mùa đông, việc lưu thông máu có thể ịbị cản trở. Từ đó làm tăng nguy cơ bị huyết khố và dẫn tới đau tim, đột quỵ. Bạn nên đi lại ít nhất mỗi giờ và tránh ngồi một tư thế trong thời gian dài.
Chăm chỉ vận động làm ấm cơ thể (Nguồn: internet).
- Hãy giữ ấm cho ngôi nhà của bạn bằng các vật dụng như lò sưởi và hạn chế ra ngoài vào buổi tối.
- Thường ăn và sử dụng những thức uống ấm để cơ thể có được năng lượng giữ ấm cần thiết.