Mách bạn những phương pháp hạ thấp nhịp tim đơn giản để kiểm soát bệnh tật

Mách bạn những phương pháp hạ thấp nhịp tim đơn giản để kiểm soát bệnh tật
Nhịp tim là dấu hiệu cho thấy tim đang hoạt động để bơm máu nuôi cơ thể. Và nhịp tim cũng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tim mạch có khỏe mạnh hay không. Chính vì vậy mọi người cần nắm vững những phương pháp hạ thấp nhịp tim để nhịp tim luôn trong ngưỡng an toàn.

Nhịp tim được tính là khỏe mạnh sẽ nằm trong khoàng 60 - 80 nhịp/phút. Tuy nhiên, với những người có nhịp tim trên 100 nhịp/phút kể cả trong thời gian nghỉ ngơi chính là dấu hiệu cho thấy nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn 78%. Vậy phải làm thế nào để hạp thấp nhịp tim trước khi mắc phải các cơn đau tim? Theo các chuyên gia, thay đổi lối sống chính là biện pháp hàng đầu để chống lại nhịp tim quá cao.

Mách bạn những phương pháp hạ thấp nhịp tim đơn giản để kiểm soát bệnh tật - Ảnh 1.

Hạ thấp nhịp tim sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch (Nguồn: internet).

1. Các cách để đảm bảo nhịp tim dưới 90 nhịp mỗi phút

- Giữ cân nặng ổn định: Khi bị thừa cân, béo phì, trái tim của bạn sẽ phải làm việc nhiều hơn để có đủ máu nuôi cơ thể. Để giữ được trọng lượng cơ thể ổn định, bạn nên tập thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày, nên thay đổi chế độ ăn uống và áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh. Khi trọng lượng cơ thể giảm thì nhịp tim sẽ giảm xuống.

- Tránh xa thuốc lá, xì gà, thuốc lá điện tử: Thuốc lá vốn được biết đến là một trong những tác nhân khiến nhịp tim tăng nhanh ngay khi hít phải khói thuốc lần đầu tiên và nếu tình trạng này kéo dài nhịp tim sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Hiện nay, có nhiều người chuyển sang thuốc lá điện tử với suy nghĩ loại thuốc lá này không độc hại như thuốc lá truyền thống. Tuy nhiên, cách nghĩ này là hoàn toàn sai lầm và thuốc lá điện tử cũng có những tác hại như thuốc lá truyền thống, thậm chí là hơn.

Mách bạn những phương pháp hạ thấp nhịp tim đơn giản để kiểm soát bệnh tật - Ảnh 2.

Mọi loại thuốc lá đều nên tránh xa nếu bạn muốn có một cơ thể khỏe mạnh (Nguồn: internet).

- Giảm lượng caffein nạp vào cơ thể: Chất caffein giúp con người tỉnh táo hơn, làm việc hiệu quả hơn, tuy nhiên nó lại gây ảnh hưởng tới nhịp tim và khiến nhịp tim tăng lên. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyên rằng mỗi người nên hạn chế lượng caffein nạp vào cơ thể, và chủ uống tối đa 2 cốc cà phê mỗi ngày.

- Hạn chế rượu bia: Cũng tương tự thuốc lá, rượu bia cũng cần phải tránh xa, hay tốt nhất là bị loại bỏ bởi những ảnh hưởng nguy hiểm của nó tới nhịp tim. Nếu thời gian uống rượu bia càng nhiều, lượng rượu bia xâm nhập vào cơ thể càng lớn sẽ càng làm tăng nguy cơ nhịp tim tăng cao hơn trước.

- Hạn chế stress, căng thẳng: Stress trong cuộc sống được ví như "kẻ sát nhân thầm lặng" dần dần hủy hoại cơ thể của con người. Để kiểm soát stress là một điều không hề dễ dàng, nhưng đây là điều bắt buộc phải làm nếu muốn có một trái tim khỏe mạch và tinh thần minh mẫn. Hãy học cách hạ thấp nhịp tim thông qua những hoạt động giúp giải tỏa căng thẳng như thiền, yoga,...

- Thường xuyên tập thể dục: Tập thể dục khiến nhịp tim tăng lên, nhưng khi càng tập thể dục sẽ càng thấy nhịp tim nghỉ ngơi thấp hơn so với trước. Đó là bởi tập luyện thể thao làm trái tim và cơ thể hoạt động hiệu quả hơn. Vì vậy, mọi người hãy cố gắng dành ra 30 phút mỗi ngày để luyện tập các bài thể dục như đi bộ, chạy bộ, aerobic,...

Mách bạn những phương pháp hạ thấp nhịp tim đơn giản để kiểm soát bệnh tật - Ảnh 3.

Tập thể dục càng thường xuyên sẽ càng thấy nhịp tim nghỉ ngơi thấp hơn trước (Nguồn: Internet).

- Bổ sung dầu cá cho cơ thể: Theo một nghiên cứu, khi con người uống 1 viên nang dầu cá mỗi ngày sẽ làm cho nhịp tim nghỉ ngơi giảm 6 nhịp tron 2 tuần. Ngoài ra, dầu cá cũng giúp giảm nhịp tim trung bình mỗi phút và làm tăng độ nhạy của dây thần kinh điều khiển nhịp tim.

- Rửa mặt bằng nước lạnh: Khi rửa mặt bằng nước lạnh, mạch máu sẽ giãn nở gián tiếp giúp máu lưu thông tốt hơn và làm nhịp tim chậm lại. Tát nước lạnh được xem là việc gây sốc thần kinh bằng cơ học giúp não bộ tỉnh táo trở lại và hoạt động tốt hơn.

- Hít thở sâu và thư giãn: Khi nhịp tim đập nhanh trong thời gian dài sẽ rất dễ gây ra hiện tượng đánh trông ngực, khiễn dẫn đễ dễ giật mình và hồi hộp nhiều hơn. Vì vậy, để giảm thiểu những điều đó, bạn nên ngồi thư giãn, tập hít thở thường xuyên.

- Sử dụng phương pháp Valsalva: Phương pháp này có tác dụng làm hạ nhịp tim lúc nghỉ ngơi. Tuy nhiên, để an toàn, bạn nên thực hiện phương pháp này dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Với những người có nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc mắc các bệnh tim mạch khác thì không được phép áp dụng phương pháp này. 

2. Làm thế nào để giảm nhịp tim trong khi tập thể dục?

- Theo dõi nhịp tim: để có thể theo dõi nhịp tim, bạn có thể sử dụng phương pháp lấy số 220 trừ đi tuổi của bạn sẽ ra số nhịp tim bạn có thể đạt được tối đa trong mức cho phép, và bất cứ điều gì khiến nhịp tim nhiều hơn mức an toàn đó hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, khi tập thể dục, nếu có thể bạn nên mang một máy theo dõi nhịp tim hoặc học cách bắt mạch quay để giúp kiểm tra nhịp tim.

- Giảm cường độ tập luyện: Không phải cứ tập thể dục là tốt cho tim, bạn cần nhẹ nhàng và thực hiện các bài tập chậm khi nhịp tim bắt đầu tăng quá mức. Chẳng hạn như nâng tạ nhẹ cân hơn, đi bộ chậm hơn hoặc giảm bớt các cử động mạnh, hay đơn giản nghỉ tập thể dục để thư giãn.

- Hít thở sâu sau khi tập thể dục: Đây là cách để đảm bảo trái tim có đủ oxy. Nếu gặp khó khăn khi thở trong lúc tập thể dục thì hãy tập chậm lại đến mức có thể nói rõ ràng thành lời trong khi tập và duy trì cường độ tập như vậy. Nếu thực sự khó thở thì hãy dừng tập và theo dõi nhịp tim kỹ càng, gọi người trợ giúp.

- Bù đủ nước điện giải khi tập thể dục: Tim hoạt động nhờ vào sự chệnh lệch điện tích của 4 loại ion quan trọng là K, Ca, Na và MG. Vì một lý do nào đó, điện tích của các ion này thay đổi khiến nhịp tim tăng. Cách tốt nhất để hạn chế nhịp tim nhanh là đảm bảo sự ổn định và cân bằng của các nồng độ ion. Và một trong những biện pháp đơn giản nhất là bù nước điện giải bằng các nước uống thể thao và dung dịch điện giải.

Theo suckhoedoisong.vn

Tác giả: DNA