Mách bạn những biện pháp phòng tránh bệnh tim mạch ở người cao tuổi

Mách bạn những biện pháp phòng tránh bệnh tim mạch ở người cao tuổi
Thời khắc giao mùa là lúc các bệnh về tim mạch bùng phát mạnh mẽ, nhất là ở người cao tuổi. Vậy những bệnh tim mạch phổ biến ở người cao tuổi là gì? Làm thế nào để phòng tránh bệnh tim mạch ở người cao tuổi? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề đó.

1. Bệnh mạch vành

Nhiều người cho rằng bệnh mạch vành là "sát thủ giấu mặt" có thể cướp đi mạng sống của con người bất kỳ lúc nào. Những ý kiến trên hoàn toàn không phải là không có cơ sở bởi bệnh mạch vành là bệnh lý có tỷ lệ gây tử vong rất cao.

Bệnh mạch vành là loại bệnh lý tim mạch nguy hiểm, Nó xảy ra khi mạch vành bị các mảng xơ vữa làm hẹp lại hay bị hẹp do các hiện tượng co thắt. Cũng bởi vì vậy, bệnh mạch vành còn được gọi bằng những tên gọi khác như thiếu máu cơ tim, bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, bệnh thiểu năng vành hay suy tim động mạch vành.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mạch vành ở người cao tuổi như: rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, thường xuyên hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia. Những triệu chứng của bệnh lý này gồm đau thắt ngực dữ dội, ngực bị bỏng rát, đau nhói kèm theo khó thở, vã mồ hôi, chóng mặt,... thậm chí, nặng hơn còn có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

2. Đau tim

Mách bạn những biện pháp phòng tránh bệnh tim mạch ở người cao tuổi - Ảnh 1.

Đau tim là bệnh lý có tỷ lệ tử vong vô cùng cao (Nguồn: internet).

Đối với bệnh lý đau tim thì thời gian chính là vàng bởi phát hiện càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao và nguy cơ dẫn tới tử vong càng thấp. Cơn đau tim (hay còn gọi là nhồi máu cơ tim) xuất hiện khi một nhanh của động mạch vàng đột ngột bị một khói máu đông bịt kín gây thiếu máu cục bộ. Khi bị mất nguồn cung cấp máu nên dẫn tới một phần cơ tim sẽ bị hoại tử. Sự hoại tử này gây ra hiện tượng đau ngực, từ đó dẫn tới tình trạng bất ổn định của cơ tim với những biểu hiện như tâm thấy co bóp hỗn loạn, đẩy máu đi không hiệu quả gây thiếu máu não.

Nếu vì một nguyên do nào đó, bể mặt các mảng xơ vữa ở động mạch vành bị bong ra sẽ tạo điều kiện hình thành các khối máu đông ngay trên bề mặt mảng xơ vữa. Từ đó, khiến máu chảy trong động mạch vành bị tắc hoàn toàn và gây ra cơn đau tim. Khi bị đau tim, người bệnh, ban đầu, sẽ xuất hiện các dấu hiệu như tức ngực hoặc co thắt ngực, và đây cũng là những dấu hiệu chủ quan dẫn tới tử vong khi vào viện vì lúc này tim đã bị thương tổn quá nặng.

3. Rối loạn nhịp tim

Ở người khỏe mạnh, nhịp tim từ 70-80 nhịp/phút. Khi xuất hiện sự rối loạn về hình thành xung động hoặc rối loạn về dẫn truyền xung động thì sẽ khiến tâm nhĩ và tâm thất co bóp không đều dẫn tới rối loạn nhịp tim.

Có rối loạn nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim chậm và rối loạn nhịp tim không đều. Ở những người có tuổi thì các biến đổi về cấu trúc tim có thể gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim khiến tim đập nhanh, đập châm hoặc không đều. 

Có các loại rối loạn như nhịp nhanh xoang với tần số 80 nhịp/phút, nhịp chậm xoang với tần số 60 nhịp/phút, ngoại tâm thu, rung nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp nhanh kịch phát trên thất, xoắn đỉnh, rung thất,...

Những triệu chứng phổ biến của rối loạn nhịp tim là tim đập nhanh, đánh trống ngực, hồi hộp, chóng mặt, ngất xỉu.

4. Biện pháp phòng bệnh

Những bệnh tim mạch ở người cao tuổi đều vô cùng nguy hiểm. Vậy phải làm thế nào để phòng tránh được những bệnh đó?

- Trước hết, cần áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung rau xanh, nhất là những loại có máu xanh đậm như cải bó xôi, súp lơ, xà lách,... và trái cây tươi.

- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên từ 30-45 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần như tập thái cực quyền, yoga, thiền, bơi lội, đạp xe, đi bộ.

- Hạn chế các thực phẩm chứa mỡ béo, các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu,..., nội tạng động vật, thức ăn chiên rán, thức ăn cay,...

Tác giả: DNA