Mách bạn cách ăn vải không bị nóng lại còn giải nhiệt, đẹp da

Mách bạn cách ăn vải không bị nóng lại còn giải nhiệt, đẹp da
Vải bắt đầu vào mùa, với hương vị ngọt thanh hoặc chua nhẹ nên được nhiều người lựa chọn. Nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ bị nóng trong. Vậy bạn đã biết cách ăn vải không bị nóng lại còn giúp thanh nhiệt, đẹp da?

Vải thường mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, giàu Vitamin C, chất chống oxy hóa cao, khi chín có màu đỏ hoặc nhạt hồng. Hương vị ngọt hoặc chua nhẹ nên rất dễ ăn. Dưới đây sẽ là những lợi ích và cách ăn vải không nóng lại còn giúp giải độc, thanh nhiệt. 

1. Giá trị dinh dưỡng của quả vải

Trong một quả vải có chứa đến 82% là nước và 16,5% carbs cùng nhiều các dưỡng chất khác. Trong 100g vải có chứa:

- Lượng calo: 66

- Chất đạm: 0,8 gam

- Carb: 16,5 gam

- Đường: 15,2 gam

- Chất xơ: 1,3 gam

- Chất béo: 0,4 gam

- Vitamin C: 1 quả vải cung cấp khoảng 9% vitamin C cho cơ thể

- Đồng

- Kali

Đọc thêm: 

5 loại trái cây mùa hè giúp xương chắc khoẻ

Có nên uống nước ép lựu mỗi ngày không? 

2. Lợi ích của quả vải cho sức khỏe

Thành phần chứa nhiều dưỡng chất và vitamin C nên vải đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể:

2.1. Phòng chống ung thư

Trong vải thiều có chứa chất flavonoid - có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Ngoài ra, vải còn có các dưỡng chất khác như flavones, quercetin và kaempferol có khả năng hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư.

2.2. Chống oxy hoá

Quả vải có chứa chất polyphenol và oligonol - là chất có tác dụng chống lại oxy hóa. Đặc biệt, hàm lượng Vitamin C trong vải rất cao, giúp đẩy lùi gốc tự do, tăng cường sức đề kháng, làm đẹp da.

2.3. Ngăn ngừa tim mạch

Ăn vải thường xuyên cũng sẽ giúp ổn định huyết áp và nhịp tim, ngăn ngừa các bệnh đột quỵ, tim mạch. Vì trong vải có chứa potassium (Kali) ( kiểm soát huyết áp), hợp chất flavanols (ngăn ngừa bệnh tim mạch), vitamin C (bảo vệ tim).

2.4. Giúp xương chắc khỏe

Trong quả vải có magie, photpho và các khoáng chất khác (đồng, manga) có tác dụng thúc đẩy hoạt động của Vitamin D, cơ chế đồng hóa canxi nhờ đó giúp xương chắc khoẻ hơn.

Vải có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ

Vải có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ (Ảnh: Internet)

2.5. Hỗ trợ tiêu hoá

Quả vải có đến 1,3 gam chất xơ giúp thải các chất độc trong dạ dày, làm sạch ruột, chữa trị ợ nóng, tiêu hoá tốt, không bị táo bón. Ngoài ra, trong hạt vải còn có tinh chất làm se nên được dùng trong các vấn đề như tẩy giun, đường ruột.

2.6. Hỗ trợ giảm cân

Vì trong quả vải có hàm lượng calorie thấp, giàu chất xơ, không chứa chất béo bão hoà nên phù hợp với những người đang trong quá trình giảm cân. Tuy nhiên, để giảm cân khoa nên ăn uống điều độ, bổ sung đầy đủ thực phẩm với các chất dinh dưỡng, không nên ăn quá nhiều vải. 

2.7. Làm đẹp da, tóc chắc khoẻ

Hàm lượng Vitamin C, thiamin, niacin và đồng trong vải có tác dụng giúp da khoẻ mạnh, liền da, làm chậm quá trình lão hoá, cung cấp máu cho tóc, nuôi dưỡng tóc khoẻ đẹp.

3. Ăn quá nhiều vải có ảnh hưởng gì không?

Theo khuyến nghị, người lớn mỗi ngày nên ăn 5 đến 10 quả, trẻ em từ 3 đến 4 quả. Nếu ăn quá nhiều sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ:

- Say vải: Trong quả vải có chứa đường glucoza, nếu ăn quá nhiều vải làm đường glucoza đi vào máu, gan không thể chuyển hoá hết dẫn đến nồng độ insulin tăng cao, đường trong máu lại hạ thấp gây phản ứng đường máu thấp, xuất hiện các triệu chứng như váng đầu, buồn nôn. 

- Ảnh hưởng đến tác dụng của các loại thuốc như aspirin, thuốc chống đông máu, thuốc kháng tiểu cầu, ...

- Gây xuất huyết nếu như kết hợp với các thảo mộc

- Gây nóng trong với các biểu hiện như nhiệt miệng, chảy máu mũi, loét miệng, táo bón, ...

Ăn nhiều vải sẽ gây say vải, nóng người, xuất huyết, ...

Ăn nhiều vải sẽ gây say vải, nóng người, xuất huyết (Ảnh: Internet)

4. Cách ăn vải không bị nóng

Ăn vải rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng mụn nhọt, rôm sảy, ngứa, dị ứng, … Sau đây sẽ là hướng dẫn ăn vải đúng cách, giải nhiệt.

4.1. Ngâm vải vào muối trước khi ăn

Trong quả vải có chứa đường, pH, axit nên là môi trường thuận lợi để các loại nấm phát triển. Nếu núm vải bị sâu, thối không nên ăn để tránh bị ngộ độc. Hơn nữa, trước khi ăn ngâm vải trong muối còn hạn chế tính nóng của quả vải.

4.2. Ăn cả màng trắng ở ngoài 

Theo thói quen của nhiều người, khi ăn vải sẽ loại bỏ hết những màng trắng bên ngoài. Tuy nhiên, trong vỏ trắng này có tác dụng hạn chế nhiệt, sinh hoả, không bị nóng.

4.3. Chế biến thành đồ uống, chè thanh nhiệt

Để làm giảm tính nóng của quả vải cũng như làm phong phú cách chế biến, các bạn có thể làm thành trà hoặc kết hợp với một số loại quả khác như:

- Trà vải

+ Bước 1: Nấu nước đường, cho 500ml nước đun đến khi sôi, rồi sau đó cho 400gr đường cùng ¼ muỗng muối. Khuấy đều hỗn hợp rồi sau đó tắt bếp chờ nước nguội.

+ Bước 2: Sơ chế vải: Rửa sạch vải rồi chần sơ (cả vỏ). Sau 2 phút vớt vải ra và ngâm với đá trong vòng 5 phút, tiếp tục lột vỏ tách hạt, để ráo nước hoàn toàn.

+ Bước 3: Cho phần thịt vải đã ráo nước vào hộp thuỷ tinh, rót nước đường nguội sao cho nhập vải. Bảo quản ở nơi có nhiệt độ mát mẻ khoảng 2 ngày là có thể sử dụng.

Vải có thể được chế biến thành nhiều món ăn, đồ uống thanh nhiệt

Vải có thể được chế biến thành nhiều món ăn, đồ uống thanh nhiệt (Ảnh: Internet)

- Chè vải hạt sen

Món ăn này vừa giúp thanh nhiệt cơ thể lại hỗ trợ tăng cường sức khỏe, ngủ ngon giấc. Cách làm tương đối đơn giản, cụ thể:

+ Bước 1: Tách vải lấy nguyên phần thịt, cùng lúc đó đem luộc hạt sen với 1 lít nước trong vòng 10 phút. Sau đó, trộn đường với hạt sen còn phần nước trong nồi giữ lại.

+ Bước 2: Nhồi hạt sen vào lõi quả vải, tiếp tục cho vào nồi nước luộc hạt sen trước đó, đun thêm 3 phút. Nêm nếm thêm đường cho hợp khẩu vị là hoàn thành.

4.4. Không ăn quá nhiều

Ăn quá nhiều vải làm cơ thể làm cơ thể không hấp thu được hết dưỡng chất, phải đào thải quá nhiều nên ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá, cơ thể bị nóng, táo bón, đại tiện ra máu, …

5. Những ai không nên ăn vải?

Mặc dù vải có rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng một số trường hợp sau nên hạn chế hoặc không nên ăn vải:

- Đang bị nóng trong người, chỉ nên ăn 2 đến 3 quả, nếu ăn quá nhiều sẽ làm người bị nóng hơn, rôm sảy, mụn nhọt, khó chịu trong người

- Người bị tiểu đường, do trong quả vải có hàm lượng đường khá cao, đặc biệt ăn quá nhiều vải còn làm nồng độ insulin tăng cao ảnh hưởng đến quá trình cải thiện bệnh.

Những người bị nóng trong không nên ăn quá nhiều vải

Những người bị nóng trong không nên ăn quá nhiều vải (Ảnh: Internet)

- Phụ nữ đang mang thai chỉ nên ăn một lượng nhỏ tránh cơ thể bị khó chịu, bốc hỏa, phòng tránh bị tiểu đường hoặc tăng cân do ăn quá nhiều.

- Những người nhiễm bệnh cảm, có đờm, thuỷ đậu, lẹo mắt cũng không nên ăn loại quả này

- Trẻ em, do hệ tiêu hoá chưa phát triển nên mỗi ngày chỉ ăn 3 đến 4 quả. 

Kết luận lại, quả vải có nhiều dưỡng chất tốt nhưng trong mùa hè không nên ăn quá nhiều. Một số món thanh nhiệt như trà vải, chè vải nên được ưu tiên lựa chọn.

Nguồn tham khảo: Lychees 101: Nutrition Facts and Health Benefits

https://suckhoehangngay.vn/mach-ban-cach-an-vai-khong-bi-nong-lai-con-giai-nhiet-dep-da-20220613100803327.htm
Tác giả: Vân Anh