Mắc bệnh sốt xuất huyết có nên truyền nước? Khi nào cần truyền?

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Mắc bệnh sốt xuất huyết có nên truyền nước? Khi nào cần truyền?
Khi bị sốt xuất huyết, nhiều người cho rằng truyền nước là biện pháp nhanh nhất giúp bù nước và cắt sốt nhanh chóng. Vậy sốt xuất huyết có nên truyền nước không? Khi nào cần truyền nước?

Điều trị triệu chứng, bù nước cho cơ thể là phương pháp điều trị sốt xuất huyết chủ yếu. Phần lớn bệnh nhân có thể tự chữa trị tại nhà theo khuyến cáo từ phác đồ điều trị sốt xuất huyết bộ y tế.

Không ít người dân cho rằng, khi bị bệnh này, cần phải bù nước nhanh chóng cho cơ thể và cách nhanh nhất là truyền nước nên tự ý truyền nước tại nhà. Vậy việc tự truyền nước có thực sự tốt, sốt xuất huyết có nên truyền nước không? Sốt xuất huyết có nên truyền nước tại nhà không?...

Dưới đây là câu trả lời cho vấn đề "Sốt xuất huyết có nên truyền nước":

1. Sốt xuất huyết có nên truyền nước tại nhà?

Theo phác đồ điều trị sốt xuất huyết Bộ Y tế đã hướng dẫn trong tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết thì người bệnh tuyệt đối không được tự ý truyền nước, truyền dịch tại nhà. Bù nước cho bệnh nhân là việc vô cùng cần thiết nhưng việc truyền dịch cần được thực hiện thật thận trọng và bắt buộc phải được thực hiện tại cơ sở y tế. 

Vì vậy, với thắc mắc sốt xuất huyết có nên truyền nước tại nhà không, câu trả lời là KHÔNG.

Thực tế, đã có không ít trường hợp bệnh nhân tự ý truyền dịch, truyền nước tại nhà và coi như 1 phương pháp điều trị sốt xuất huyết hữu hiệu. Việc làm này vô cùng nguy hiểm vì bệnh nhân có thể bị sốc phản vệ mà không kịp cấp cứu nếu không kịp đưa tới cơ sở y tế. 

Sốc phản vệ trong khi truyền dịch, truyền nước có thể cướp đi tính mạng của người bệnh chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn. Các bác sĩ khuyến cáo, trong giai đoạn đầu - sốt xuất huyết dengue, bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà và tỉ lệ khỏi bệnh lên tới 80 - 90% nếu thực hiện đúng quy trình điều trị hạ sốt và chăm sóc sức khỏe. Đối với việc bù nước, bù dịch cho người bệnh, tốt nhất nên thực hiện bằng đường uống:

- Cho bệnh nhân uống dung dịch điện giải oresol theo đúng liều lượng hướng dẫn trên bao bì.

- Khuyến khích bệnh nhân uống nhiều nước hoa quả, sữa tươi (cẩn trọng với bệnh nhân tiểu đường).

- Nên cho người bệnh uống nhiều nước ấm xen kẽ nhưng không nên uống quá nhiều nước lọc có thể ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc hạ sốt.

2. Sốt xuất huyết có được truyền nước không?

Mặc dù không khuyến cáo cho bệnh nhân khi thắc mắc sốt xuất huyết có nên truyền nước tại nhà không nhưng với thắc mắc sốt xuất huyết nên truyền nước không thì khác. 

Việc truyền nước, truyền dịch cho bệnh nhân sốt xuất huyết cần được thực hiện theo đúng quy trình, quy định y tế bắt buộc. Nếu người bệnh không ăn uống được, nôn nhiều và muốn truyền nước thì cần có chỉ định của bác sĩ. Trong mọi trường hợp, tuyệt đối không truyền dung dịch đạm, hay có pha vitamin trong nước truyền cho bệnh nhân sốt xuất huyết vì rất dễ bị sốc.

Trong quá trình truyền nước tại cơ sở y tế, người bệnh cần được theo dõi sát, nếu xuất hiện các biểu hiện như rét run, thân nhiệt tăng thì phải ngừng truyền ngay. Nếu không khi bị sốc sẽ rất nguy hiểm, có thể gây nguy hiểm cho tính mạng, thậm chí là tử vong.

Ngay cả khi đã khỏi bệnh, chúng ta cũng không nên có tâm lý truyền nước, truyền dịch để cơ thể nhanh hồi phục hơn. Thực tế, đây là giai đoạn thừa nước của cơ thể nên nếu truyền dịch vào sẽ rất nguy hiểm, có thể gây phù phổi, cấp cứu không kịp có thể tử vong.

Do vậy, khi bị sốt cao, trước tiên người bệnh cần đi khám để biết chính xác đó có phải là sốt xuất huyết hay không. Trường hợp bệnh nhẹ có thể tự điều trị ở nhà và theo dõi thêm. Đặc biệt sau 3 ngày đầu bị sốt, nếu người vẫn mệt, nằm li bì, sốt cao... thì bệnh nhân cần nhập viện cấp cứu ngay để tránh biến chứng nguy hiểm.



Tác giả: hoangtrang