Bà bầu đang mang trong mình một mầm sống bé nhỏ và lớn lên từng ngày. Mẹ bầu cực kỳ trân quý, nâng niu đứa con trong bụng mình. Sai lầm của nhiều mẹ bầu là nâng niu bằng cách ngồi yên một chỗ, lười vận động và hoạt động ít.
Có thể đối với một số trường hợp mẹ bầu có sức khỏe, sức đề kháng quá yếu thì mẹ bầu có thể lựa chọn biện pháp ít vận động để bảo vệ con và tránh sảy thai trong những tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, không thể không vận động suốt quá trình mang thai, điều này sẽ khiến cho bà bầu dễ bị trầm cảm và khiến cơ thể bà bầu trở nên nặng nề.
Sách báo có rất nhiều cách hướng dẫn bà bầu vận động trong thai kỳ. Một số sẽ đem lại hữu ích tuy nhiên chỉ với một số người phụ nữ mang thai. Đối với các biện pháp vận động trong thai kỳ của bà bầu cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn biện pháp vận động phù hợp nhất dành cho mình.
Tìm hiểu một vài lưu ý khi vận động trong thai kỳ và những trường hợp phụ nữ mang thai nên hạn chế vận động dưới đây để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Tùy thuộc vào mức độ và tình trạng sức khỏe của phụ nữ mang thai mà mỗi một giai đoạn khác nhau của thai kỳ bà bầu có thể lựa chọn các bài tập, các mức độ tập luyện khác nhau để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
- Trước khi thực hiện các bài tập, mẹ bầu nên xin ý kiến từ bác sĩ sản khoa và chuyên gia để có thể thiết kế cho bản thân một lộ trình luyện tập, vận động phù hợp hơn.
- Trong những lưu ý khi vận động trong thai kỳ mẹ bầu cần quan tâm là nên vận động nhẹ nhàng, vừa sức.
- Không nên tham gia các môn thể thao mạo hiểm, các loại thể thao mất sức, dễ ngã, nguy hiểm như trượt ván, lặn, judo,...
- Bà bầu không cần nghỉ ngơi ngay nếu thấy mệt.
- Tất cả các mẹ bầu cần lưu ý vận động trong thai kỳ cần nhớ không bắt ép cơ thể hoạt động quá giới hạn, chỉ khi cảm thấy mệt, khó chịu cần nghỉ ngơi ngay để tránh những ảnh hưởng không cần thiết.
Dù các hoạt động thể chất, vận động trong thai kỳ đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe của mẹ và bé và thật sự cần thiết đối với bà bầu. Nhưng một số bà bầu cần ngưng ngay luyện tập và lập tức đến cơ sở thăm khám với bác sĩ sản khoa để kiểm tra tình trạng sức khỏe bà bầu nếu xuất hiện một số triệu chứng sau:
- Xuất hiện triệu chứng chảy máu âm đạo bất thường.
- Vỡ màng ối, có triệu chứng co thắt dạ con khiến bà bầu đau tức bụng.
- Rau bám thấp gây nguy hiểm cho bà bầu.
- Các bà bầu có dấu hiệu đẻ non trước tuần thai thứ 37 của thai kỳ.
- Khi bà bầu có các triệu chứng nhức đầu, huyết áp thấp, huyết áp cao.
- Những bà bầu bị phù, bị bệnh tim mạch, chuẩn đoán tiền sản giật.
- Kiểm tra các em bé phát triển chậm hoặc không phát triển theo thông thường.
- Các bà bầu không tăng đủ cân theo tiêu chuẩn thì bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên hạn chế tập thể dục, vận động để giúp bà bầu đảm bảo sức khỏe trong suốt quá trình mang thai.