Lưu ý khi sử dụng thuốc xịt mũi nhằm giảm nhẹ các triệu chứng do cảm lạnh

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Lưu ý khi sử dụng thuốc xịt mũi nhằm giảm nhẹ các triệu chứng do cảm lạnh
Các triệu chứng của cảm lạnh có thể giảm nhanh chóng khi dùng các loại thuốc nhỏ, xịt mũi. Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng các loại thuốc xịt mũi nhằm giảm nhẹ các triệu chứng do cảm lạnh.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc xịt mũi, nhỏ mũi có khả năng làm giảm nhẹ các triệu chứng do cảm lạnh nhanh chóng. Những loại thuốc này đều có cách sử dụng khác nhau và việc hiểu rõ về loại thuốc đang sử dụng là rất quan trọng và cần thiết.

1. Những loại thuốc nhỏ mũi, xịt mũi giảm nhẹ các triệu chứng do cảm lạnh

Trên thị trường hiện nay có 4 loại thuốc nhỏ mũi, xịt mũi với các công dụng khác nhau như sau:

1.1. Nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý là dung dịch xịt rửa mũi giúp giảm nhẹ các triệu chứng do cảm lạnh rất phổ biến ở các nhà thuốc và không cần đơn của bác sĩ. Dung dịch nước muối sinh lý khi được xịt vào mũi sẽ hòa lỏng chất nhầy, làm sạch mũi. Bởi vì không chứa thành phần có hoạt tính nên chúng có thể sử dụng cho mọi đối tượng và trong thời gian dài.

1.2. Thuốc co mạch

Thuốc co mạch cũng có thể dễ dàng được mua ở các nhà thuốc mà không cần tới đơn của bác sĩ. Cơ chế của loại thuốc này là làm co các mạch máu trong niêm mạc mũi dẫn đến thu nhỏ các mô bị sưng. Từ đó làm thông thoáng và giảm nghẹt mũi, giảm nhẹ các triệu chứng do cảm lạnh.

Thuốc có tác động nhanh trong tối đa 30 phút, tuy nhiên nhóm thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn do cần có thời gian hồi phục giữa các lần sử dụng. Các hoạt chất thường gặp của thuốc co mạch là naphazolin, xylometazolin.

1.3. Thuốc kháng histamin

Đây là loại thuốc thường được dùng để trị các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, làm giảm nhẹ các triệu chứng do cảm lạnh. Thuốc kháng histamin tạo tác dụng tại chỗ nên sẽ hạn chế những tác dụng không mong muốn khi dùng đường uống như buồn ngủ.

Cromolyn natri là hoạt chất thường gặp của nhóm thuốc kháng histamin này, chúng có thể được dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và sử dụng trong thời gian dài, thậm chí có thể lên tới 12 tuần.

1.4. Thuốc nhóm steroid

Steroid có thể được tìm thấy tại các nhà thuốc ở dạng kê đơn và không kê đơn. Những thuốc này thường được dùng để giảm các triệu chứng nghẹt mũi trong các trường hợp nhiễm trùng xoang. Nhóm thuốc này thường có tác dụng sau vài ngày sử dụng, nên người bệnh cần dùng liên tục tới khi có hiệu quả.

Tuy vậy, các steroid có thể gây ra các tác dụng không mong muốn nếu dùng quá lâu: như chảy máu mũi, đau đầu hoặc đục thủy tinh thể. Một vài corticosteroid dùng qua mũi như budesonide, fluticason furoat/propionate... có khả năng làm giảm nhẹ các triệu chứng do cảm lạnh, tuy nhiên có thể gặp các nguy cơ như rối loạn cảm xúc, phản ứng loạn thần, rối loạn hành vi...

2. Lưu ý đối với loại thuốc nhỏ mũi, xịt mũi co mạch

Các loại thuốc này rất phổ biến ở các nhà thuốc, có thể mua dễ dàng mà không cần toa của bác sĩ. Do thuốc co mạch có tác động nhanh chóng trong giảm nhẹ các triệu chứng do cảm lạnh như nghẹt mũi nên thường được yêu thích sử dụng hơn các loại thuốc còn lại.

Tuy rằng chúng rất an toàn nếu tuân thủ đúng theo chỉ dẫn về đối tượng, tần suất và thời gian sử dụng. Vẫn có một số điểm cần đặc biệt lưu ý của loại thuốc này như sau:

2.1. Không dùng cho trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi

Các thuốc dạng này phần lớn thuộc nhóm imidazolin như naphazolin, mặc dù thường dùng ở nồng độ thấp 0,05 – 0,1% nhưng nếu dùng quá liều, hoặc nuốt phải có thể gây suy nhược thần kinh trung ương (rối loạn ý thức dẫn đến hôn mê), hạ thân nhiệt, nhịp tim chậm và đổ mồ hôi. Tác dụng này thấy rõ rệt ở trẻ em.

2.2. Để xa tầm tay trẻ em, không để trẻ nuốt phải thuốc

Các trường hợp nghiêm trọng do uống nhầm thuốc xịt mũi có chứa tetrahydrozolin, oxymetazolin và naphazolin đều xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tuy không có tình trạng tử vong nào xảy ra nhưng các trường hợp trên đều rất nghiêm trọng. Bệnh nhân bắt buộc phải nhập viện do các triệu chứng nguy hiểm như:

- Buồn nôn, nôn.

- Ngủ lịm, ngủ lơ mơ.

- Loạn nhịp tim, giảm hô hấp.

- Huyết áp thay đổi bất thường.

- Giảm vận động.

- Giãn đồng tử, ngẩn ngơ.

- Giảm thân nhiệt.

- Nhỏ nước dãi.

- Hôn mê.

Chỉ cần trẻ uống vào một lượng rất nhỏ (1-2 ml) đã có thể dẫn đến các sự cố nghiêm trọng. Trong trường hợp trẻ vô tình uống nhầm các thuốc này, cần liên lạc ngay với cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu cho trẻ.

2.3. Tuân thủ liều dùng, tần suất và thời gian sử dụng theo chỉ dẫn

Những loại thuốc nhỏ mũi, xịt mũi co mạch giúp giảm nhẹ các triệu chứng do cảm lạnh chỉ nên dùng trong thời gian ngắn, không quá 7 ngày liên tục. Sử dụng quá thường xuyên hoặc quá lâu có thể gây tình trạng cần sử dụng thuốc nhiều hơn theo thời gian, nhanh chóng cảm thấy nghẹt mũi trở lại sau khi dùng thuốc thường xuyên.

Vì mỗi lần sử dụng, các mạch máu trong mũi bị thu hẹp khiến các mô bên trong mũi co lại, người sử dụng không còn thấy nghẹt mũi. Nhưng khi thuốc hết tác dụng, mô mũi lại sưng lên, cảm giác nghẹt mũi quay trở lại. Đôi khi sưng nghiêm trọng hơn có thể làm sưng mô vĩnh viễn. Sử dụng lâu dài còn có thể làm hỏng mô, gây nhiễm trùng và đau.

Cần lưu ý những thuốc này chỉ giúp người sử dụng hít thở bình thường khi bị nghẹt mũi, giảm nhẹ các triệu chứng do cảm lạnh chứ không trị nguyên nhân gây ra nghẹt mũi.

2.4. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc

Các khuyến cáo về liều dùng, thời gian điều trị và chống chỉ định khi sử dụng các thuốc điều trị sung huyết, ngạt mũi có chứa thuốc co mạch để giảm nhẹ các triệu chứng do cảm lạnh cần được tuân thủ bao gồm:

– Tuân thủ khuyến cáo về liều tối đa hàng ngày và thời gian tối đa của một đợt điều trị.

– Không dùng thuốc co mạch để giảm nhẹ các triệu chứng do cảm lạnh cho các bệnh nhân tăng huyết áp động mạch nghiêm trọng hoặc khó kiểm soát.

- Không dùng thuốc cho bệnh nhân có tiền sử tai biến mạch não hoặc có yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến tai biến mạch não, suy mạch vành nặng, tiền sử co giật.

– Không dùng đồng thời hai thuốc nhóm này (kể cả đường dùng khác nhau) để giảm nhẹ các triệu chứng do cảm lạnh bởi chúng không cần thiết và không an toàn cho bệnh nhân.


Tác giả: Anh Dũng