Lưu ý khi sử dụng thuốc bổ sung beta carotene

Lưu ý khi sử dụng thuốc bổ sung beta carotene
Beta carotene có nhiều trong thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày như cà rốt, khoai lang, nên rất ít khi bị thiếu hụt. Tuy nhiên có một vài trường hợp cần sử dụng thuốc bổ sung beta carotene để bổ sung hàm lượng bị thiếu.

1. Vai trò của beta carotene

Beta caroten rất quan trọng khi nó được sử dụng để làm giảm triệu chứng hen suyễn, ngăn ngừa ung thư, đục thủy tinh thể, nghiện rượu, trầm cảm, động kinh, đau đầu, ợ nóng, huyết áp cao, vô sinh, bệnh Parkinson, bệnh viêm khớp dạng thấp,...

Đối với phụ nữ mang thai, beta carotene giúp giảm nguy cơ tử vong và bệnh quáng gà trong thời kỳ mang thai, cũng như tiêu chảy và sốt sau khi sinh.

Beta carotene cũng làm giảm các tác hại do ánh mặt trời gây ra. Ngoài ra, nó có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại.

2. Liều dùng thuốc bổ sung beta carotene

Trước khi dùng thuốc bổ sung beta carotene, bạn cần nói với bác sĩ về tình trạng cụ thể của cơ thể, bạn có bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc hay không hay gần đây sức khỏe của bạn như thế nào, để bác sĩ có những chuẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Thuốc bổ sung beta carotene có thể dùng được với sữa hoặc thức ăn hằng ngày, tránh bỏ lỡ liều hoặc uống quá liều và nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng.

2.1 Liều dùng beta carotene cho người lớn

Đối với mỗi bệnh nhân, tình trạng khác nhau, liều dùng sẽ khác nhau. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào độ mạnh của thuốc nữa, vậy nên cần chú ý và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh quá liều.

- Sử dụng để bổ sung chế độ ăn uống: Đối với thuốc uống (viên nang hoặc viên nén): Người lớn và thanh thiếu niên: 6-15 milligram (mg) beta carotene (tương đương 10.000 đến 25.000 đơn vị vitamin A) mỗi ngày.

- Dùng thuốc bổ sung beta carotene để điều trị:

Nếu dùng thuốc uống: Để điều trị hoặc ngăn chặn phản ứng với ánh nắng mặt trời ở những bệnh nhân bị protoporphyria erythropoietic: Người lớn và thanh thiếu niên 30-300 miligram (mg) beta-carotene

Để điều trị hoặc ngăn chặn phản ứng đối với ánh nắng mặt trời ở những bệnh nhân với polymorphous light eruption: Người lớn và thanh thiếu niên-75-180 mg beta carotene.

2.2 Liều dùng cho trẻ em

- Để bổ sung chế độ ăn uống: Nếu dùng thuốc uống thì cần 3-6 mg beta carotene.

- Dùng thuốc bổ sung beta carotenen để điều trị: Để điều trị hoặc ngăn chặn phản ứng đối với ánh nắng mặt trời ở những bệnh nhân bị protoporphyria erythropoietic: Trẻ em 30-150 mg beta carotene. Để điều trị hoặc ngăn chặn một phản ứng đối với ánh nắng mặt trời ở những bệnh nhân bị polymorphous light eruption: Trẻ em 30-150 mg beta carotene.

3. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc bổ sung beta carotene

Ngoài việc bổ sung beta carotene cho cơ thể, khi sử dụng thuốc sẽ có thể gây ra phản ứng phụ. Một số tác dụng phụ sẽ mất dần đi, nhưng một số thì cần đến sự điều trị của bác sĩ. Dưới đây là một số tác dụng phụ khi dùng thuốc bổ sung beta carotene mà bạn cần lưu ý.

- Vàng da lòng bàn tay, bàn tay hay bàn chân, ở mặt (điều này có thể là dấu hiệu cho lượng beta-carotene dùng để bổ sung quá cao)

- Bệnh tiêu chảy

- Chóng mặt

- Đau khớp

- Chảy máu bất thường hoặc bầm tím.

4. Thận trọng khi dùng beta carotene

- Trước khi dùng thuốc bổ sung beta carotene, bạn cần chú ý nếu đang trong tình trạng sau:

Bạn đang mang thai, dự định có thai, hoặc đang cho con bú.
Bạn đang dùng bất cứ loại thuốc theo toa hoặc không theo toa, và các thảo dược bổ sung.
Bạn bị dị ứng với thuốc, thực phẩm, hoặc các chất khác
Bạn sử dụng liều lượng lớn các vitamin.

- Lưu ý khi bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Phân loại thuốc dành cho phụ nữ có thai như sau:

A= Không có nguy cơ

B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu

C = Có thể có nguy cơ

D = Có bằng chứng về nguy cơ

X = Chống chỉ định

N = Vẫn chưa biết.

Thuốc beta carotene đối với phụ nữ mang thai và cho con bú nằm ở nhóm N, tức là vẫn chưa có nghiên cứu xác định được những rủi ro khi sử dụng thuốc ở những đối tượng này. Vậy nên, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất đối với bạn.

5. Tương tác thuốc

- Thuốc dùng để hạ cholesterol (Statins) tương tác với beta caroten: dùng chung beta-carotene với selenium, vitamin C, vitamin E có thể làm giảm hiệu quả của một số thuốc dùng để hạ cholesterol. Một số loại thuốc dùng để hạ cholesterol bao gồm atorvastatin (Lipitor), fluvastatin (Lescol), lovastatin (Mevacor), và pravastatin (Pravachol).

- Niacin tương tác với beta caroten: dùng beta-carotene cùng với vitamin E, vitamin C và selen có thể giảm một số tác dụng có lợi của niacin. Vì niacin có thể làm tăng các cholesterol tốt nên dùng beta carotene cùng với các vitamin khác có thể làm giảm các cholesterol tốt.

- Rượu, bia, thuốc lá cũng sẽ có tương tác với một số thuốc nhất định, vậy nên cần chú ý khi sử dụng.

- Những tình trạng sức khỏe dưới đây cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu dùng thuốc bổ sung beta carotene: Rối loạn ăn uống; bệnh thận; bệnh gan,... Những điều kiện này có thể gây ra nồng độ máu cao do beta-carotene, có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.

Trên đây là một số lưu ý khi sử dụng thuốc bổ sung beta carotene, bạn nên chú ý để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, bổ sung hợp lý, tránh quá liều hay có những tương tác nguy hiểm khi sử dụng thuốc.


Tác giả: Lan Anh