Trong điều trị ung thư tuyến giáp, ngoài phương pháp phẫu thuật thì i ốt phóng xạ (I-131) được đánh giá là phương pháp giúp chẩn đoán và điều trị khối u ác tính khá hiệu quả.
Tùy thuộc và thể mắc của bệnh nhân ung thư tuyến giáp và sức khỏe hiện tại mà bác sĩ sẽ chỉ định có thực hiện i ốt phóng xạ hay không. I ốt phóng xa được đưa vào cơ thể bằng đường tiêm hoặc đường uống. Tuy nhiên, điều tiên quyết trước điều trị là bác sĩ đã phải tính toán cẩn thận lượng I ốt phóng xạ đưa vào cơ thể để đảm bảo đủ phá hủy khối u mà ít gây hại tới các mô lành xung quanh nhất.
Không phải bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp nào cũng được chỉ định điều trị bằng i ốt phóng xạ. Các bệnh nhân chống chỉ định với phương pháp này là phụ nữ có thai. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chỉ ra ảnh hưởng của i ốt phóng xạ đến khả năng sinh sản và gây ra dị tật thai nhi tuy nhiên nó có thể ảnh hưởng đến giai đoạn mãn kinh.
Các bãc sĩ khuyên nữ giới sau điều trị ung thư tuyến giáp 1 năm mới nên mang thai. Phương pháp này thường được chỉ định 4 – 5 tuần sau phẫu thuật (nếu kết hợp điều trị) và bệnh nhân không được dùng các thuốc kháng giáp, chế phẩm chứa hoóc môn tuyến giáp trước 2 tuần điều trị. I – 131 có thể gây vô sinh tạm thời cho nam giới. Vì vậy, trước khi điều trị bệnh nhân được khuyên nên gửi 2 – 3 mẫu tinh trùng.
Sau điều trị ung thư tuyến giáp bằng i ốt phóng xạ, bệnh nhân bắt buộc phải cách ly và tránh tiếp xúc với người khác sau khi ra viện. Đặc biệt là phụ nữ có thai và trẻ nhỏ vì phóng xạ có thể gây hại cho hai nhóm đối tượng này.
Giữ khoảng cách với bệnh nhân điều trị i ốt phóng xạ càng xa càng tốt, ít nhất là 1 mét để giảm lượng tia xạ phơi nhiễm. Bệnh nhân điều trị với lượng i ốt phóng xạ cao cần phải được chỉ định cách ly ít nhất 3 ngày.
Thời gian tối đa còn phụ thuộc vào liều lượng sử dụng nhưng có thể lên đến 1 tuần. Việc đi lại của bệnh nhân điều trị ung thư tuyến giáp bằng i ốt phóng xạ có thể bị hạn chế vì điều lệ vận chuyển hàng không có quy định hành khách không được mang theo kim loại phóng xạ (chất phóng xạ).
Nếu di chuyển bằng máy bay, bệnh nhân sẽ phải xin giấy xác nhận của bác sĩ để tránh phiền phức. Một số biến chứng sau điều trị ung thư tuyến giáp
Bất kỳ phương pháp điều trị ung thư nào cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, nặng hơn có thể để lại một số di chứng. Biến chứng nặng hay nhẹ phụ thuộc vào tay nghề của người thực hiện và sức đề kháng của bệnh nhân.
Sau điều trị ung thư tuyến giáp bằng i ốt phóng xạ, bệnh nhân có thể gặp một số biến chứng:
- Viêm tuyến giáp cấp
- Viêm tuyến nước bọt
- Viêm dạ dày, khiến buồn nôn, nôn hoặc chán ăn
- Phù não
- Xơ phổi, suy tủy xương trong trường hợp bị biến chứng nặng
Hiệu quả điều trị ung thư tuyến giáp bằng phương pháp i ốt phóng xạ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, mức độ đáp ứng điều trị và các phương pháp sử dụng trong điều trị bệnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, tỷ lệ tái phát bệnh giảm đáng kể khi sử dụng i – 131 kết hợp phẫu thuật và liệu pháp hoóc môn. Theo đó, bệnh nhân kết hợp phương pháp điều trị này thì tỷ lệ tái phát chỉ còn khoảng gần 4%, thấp hơn 10 lần so với phương pháp điều trị chỉ áp dụng phẫu thuật.
Sau điều trị ung thư tuyến giáp, bệnh nhân nên tuân thủ chế độ ăn uống của các chuyên gia, dành thời gian tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý kết hợp với việc theo dõi và thăm khám định kỳ các chỉ số. Trường hợp mắc ung thư tái phát, việc điều trị thêm lần nữa sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi và suy kiệt hơn.