Lưu ý khi điều trị nhiệt miệng không dùng thuốc tuyệt đối bạn phải biết

Lưu ý khi điều trị nhiệt miệng không dùng thuốc tuyệt đối bạn phải biết
Nhiệt miệng ban đầu là những vết loét nhỏ trong niêm mạc, cổ họng. Sau đó có thể lan rộng, lên mủ, gây đau đớn mỗi khi nhai nuốt. Lưu ý khi điều trị nhiệt miệng không dùng thuốc, bạn nên ghi nhớ để nhanh chóng thoát khỏi bệnh nhé.

Nhiệt miệng ban đầu là những vết loét nhỏ trong niêm mạc, cổ họng. Sau đó có thể lan rộng, lên mủ, gây đau đớn mỗi khi nhai nuốt. Do đó người bệnh không muốn ăn, ăn mất ngon, mất ngủ kéo dài và suy nhược trầm trọng.

Lâu dần những mụn nước to lên và dễ vỡ. Khi vỡ nó sẽ để lại vết loét nông ở niêm mạc gây cảm giác đau xót khi nói hoặc ăn uống.

Lưu ý khi điều trị nhiệt miệng không dùng thuốc tuyệt đối bạn phải biết  - Ảnh 1.

Bệnh nhiệt miệng hoàn toàn có thể chữa khỏi mà không cần dùng thuốc

Thông thường bệnh nhiệt miệng sẽ tự khỏi, không gây sốt hay nổi hạch nhiệt miệng, tuy nhiên, nếu không được chăm sóc cẩn thận thì bệnh có thể biến chứng nặng hơn như viêm cấp, tấy đỏ, sốt cao và nổi hạch nhiệt miệng ở góc hàm. 

Dưới đây là một số lưu ý khi điều trị nhiệt miệng, bạn cần biết.

1. Dùng nước rửa miệng

Súc miệng bằng nước rửa miệng không cần toa để làm sạch và giảm đau hoặc khó chịu. Nên chọn nước rửa có tính sát trùng để ngăn ngừa nhiễm trùng và tê bên trong miệng.

2. Uống trà hoa cúc với mật ong

Một cốc trà thảo dược hoa cúc pha với mật ong có thể hoạt động như một chất khử trùng, giúp giảm đau. Hoa cúc và mật ong được sử dụng trong nhiều năm qua vì nhiều lý do sức khỏe khác nhau và đã được chứng minh giúp hàn gắn vết thương loét bằng cách giảm đau và viêm.

Mật ong có tính sát trùng và có thể được dùng trực tiếp vào vết loét. Hoa cúc cũng có tính chống viêm.

Lưu ý khi điều trị nhiệt miệng không dùng thuốc tuyệt đối bạn phải biết  - Ảnh 2.

Một cốc trà hoa cúc pha với mật ong có thể hoạt động như một chất khử trùng, giúp giảm đau

3. Tránh một số thực phẩm

Khi bị nhiệt miệng nên tránh ăn cay, mặn, hoặc có tính a xít, vì có thể gây kích thích vết loét và ngăn không cho mau lành đó là lưu ý khi điều trị nhiệt miệng không dùng thuốc bạn nên nhớ.

4. Sử dụng lô hội

Thoa gel lô hội trực tiếp vào vết loét có thể giúp làm dịu đi sự kích ứng, cũng như giảm đau và viêm.

5. Rửa bằng dầu đinh hương

Dầu đinh hương đã được sử dụng trong lịch sử y học để giảm đau. Có thể sử dụng dầu đinh hương như là một phương thuốc bằng cách rửa miệng trước bằng dung dịch muối biển hoặc nước súc miệng, sau đó dùng bông gòn ngâm dầu đinh hương chườm vào vết loét để làm tê vết đau.

6. Đánh răng bằng bàn chải mềm

Chăm sóc miệng cẩn thận để không làm tổn thương vết thương có thể giúp tăng tốc quá trình chữa bệnh. Lưu ý khi điều trị nhiệt miệng không dùng thuốc bằng cách này là sử dụng bàn chải đánh răng mềm có thể giúp tránh những vết loét lan ra. Duy trì vệ sinh răng miệng tốt bằng cách giữ răng và lợi sạch sẽ có thể ngăn ngừa vết loét khỏi bị nhiễm trùng.

7. Dùng bổ sung vitamin B-12

Vitamin B-12 hỗ trợ hoạt động bình thường của não, hệ thần kinh, và giúp tạo ra các tế bào hồng cầu. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy uống bổ sung vitamin B-12 làm giảm đau từ vết loét, số đợt bùng phát, và số lượng vết loét xảy ra trong một tháng.

Lưu ý khi điều trị nhiệt miệng không dùng thuốc tuyệt đối bạn phải biết  - Ảnh 3.

Người bị bệnh nhiệt miệng phải dùng bàn chải đánh răng mềm

 8. Bổ sung cho trẻ vitamin C

Có thể sử dụng một số phương cách đơn giản như: Cán nát từ 1 đến 2 viên vitamin C, rắc lên trên bề mặt vết loét, sau đó ngậm miệng lại một lúc, làm 2 lần một ngày. Hoặc người bệnh có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3-4 lần cũng là biện pháp làm vết loét mau lành.

9. Dùng nước muối

Mọi người cũng có thể chọn sử dụng một phương pháp thay thế tự nhiên, chẳng hạn như dung dịch muối, để thúc đẩy quá trình lành bệnh.

Tác giả: Lan Dương