Lưu ý chuẩn bị trước khi kiểm tra chức năng gan

Lưu ý chuẩn bị trước khi kiểm tra chức năng gan
Kiểm tra chức năng gan là việc thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán, theo dõi các tổn thương của gan. Để kết quả chỉ số chính xác nhất, bạn nên lưu ý chuẩn bị trước khi kiểm tra chức năng gan.

1. Mục đích của kiểm tra chức năng gan

Các đối tượng nên kiểm tra chức năng gan

- Người sử dụng nhiều rượu bia

- Người béo phì, tiểu đường, máu nhiễm mỡ…

- Phụ nữ khi mang thai

- Người sắp kết hôn

- Người quan hệ tình dục không an toàn

- Người chưa tiêm phòng viêm gan

Mục đích của kiểm tra chức năng gan

- Phát hiện sớm nguy cơ gan nhiễm mỡ và các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, ung thư gan…

- Theo dõi diễn biến của bệnh viêm gan virus cũng như các bệnh về gan khác. Kết quả xét nghiệm được sử dụng để đánh giá phác đồ điều trị có hiệu quả hay không.

- Đánh giá mức độ nguy hiểm của tình trạng bệnh xơ gan, viêm gan…

- Theo dõi tác dụng phụ của thuốc.

2. Cần chuẩn bị trước khi kiểm tra chức năng gan những gì?

Nhiều người khi đi kiểm tra chức năng gan thường gặp khó khăn và không biết nên chuẩn bị gì. Thực tế, quá trình kiểm tra, xét nghiệm này khá đơn giản và nhanh chóng, không tốn quá nhiều thời gian. Tuy nhiên, để đảm bảo chỉ số xét nghiệm chính xác nhất, bạn nên chuẩn bị trước khi kiểm tra chức năng gan. Sau đây là những điều cần lưu ý:

- Thời điểm kiểm tra

Thời gian tốt nhất để làm xét nghiệm, kiểm tra chức năng gan là vào buổi sáng sớm. Lúc này cơ thể đang trong trạng thái tốt nhất, các chỉ số ổn định sẽ cho kết quả được chính xác nhất.

- Không nên ăn trước khi xét nghiệm

Khi thực hiện các xét nghiệm kiểm tra gan, bác sĩ thường dặn bệnh nhân không được ăn ít nhất 4-6 tiếng trước đó. Do khi cơ thể nạp năng lượng, các dưỡng chất sẽ làm thay đổi chỉ số, mức độ men trong gan, dẫn đến các kết quả bị mất tính chính xác. Bởi vậy, nếu bạn kiểm tra vào buổi sáng, tốt nhất hãy nhịn ăn.

- Không sử dụng thuốc trước khi xét nghiệm

Tương tự như việc nhịn ăn, bạn không nên sử dụng các loại thuốc như kháng sinh, thuốc chữa bệnh, thuốc bổ… trước khi kiểm tra. Điều này là do thành phần hóa học trong thuốc sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Ảnh 3.

- Không uống rượu bia, thuốc lá

Thuốc lá, rượu bia, đồ uống có cồn hay các chất kích thích chứa nicotin đều không tốt cho sức khỏe. Chúng gây nên những phản ứng hóa học trong cơ thể và làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm gan. Nếu bạn có ý định kiểm tra chức năng gan, tốt nhất hãy ngưng sử dụng các loại này trong khoảng thời gian ít nhất là 4-5 tiếng trước khi xét nghiệm.

3. Kiểm tra chức năng gan như thế nào?

Thông thường, các bác sĩ luôn khuyến cáo mọi người kiểm tra tổng quát định kỳ, 6 tháng/ lần. Điều này sẽ giúp bạn theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân một cách tốt nhất..

Rất nhiều người bệnh không hề phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể, họ vẫn cảm thấy khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Nhưng khi thực hiện các xét nghiệm nhất định mới biết rằng bản thân đang có nguy cơ cao mắc gan nhiễm mỡ, thậm chí là bệnh xơ gan, ung thư gan…

Do đó, việc kiểm tra chức năng gan định kỳ, thường xuyên chính là cách hiệu quả nhất để phát hiện sớm và ngăn ngừa những tình huống xấu có thể xảy ra. Bởi "phòng bệnh còn hơn chữa bệnh", do đó, bạn nên tuân thủ nguyên tắc này để có thể bảo vệ bản thân một cách tốt nhất.

Chuẩn bị trước khi kiểm tra chức năng gan là điều cần thiết để đảm bảo kết quả xét nghiệm được chính xác nhất. Do đó, bạn cần tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc này.


Tác giả: Lê Thọ Hưng