Lưu ý cho người nhà khi chăm sóc người bệnh ung thư thanh quản

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Lưu ý cho người nhà khi chăm sóc người bệnh ung thư thanh quản
Bên cạnh việc chuẩn bị tâm lý đối với bệnh nhân mắc bệnh ung thư thanh quản. Người nhà bệnh nhân cũng cần có những chuẩn bị về tâm lý cũng như kiến thức để việc chăm sóc được hiệu quả.

Bệnh ung thư thanh quản có thể ảnh hưởng đến mọi người cả về cảm xúc và thực tế. Nếu việc điều trị bệnh ung thư thanh quản có ảnh hưởng đến cách bệnh nhân thở hoặc nói. 

Việc này có thể ảnh hưởng đến cách bệnh nhân cảm nhận về bản thân và cách họ sống cuộc sống của mình. Hãy giúp đỡ bệnh nhân bằng cách để họ nói hết những cảm xúc và suy nghĩ của bản thân.

1. Để bệnh nhân mắc bệnh ung thư thanh quản nói về cảm xúc của bạn

- Nếu được bày tỏ hết về cảm xúc của người bệnh có thể giúp làm giảm cảm giác căng thẳng, lo lắng và cô lập. Có rất nhiều cách khác nhau để làm điều này và hãy cố gắng để gia đình và bạn bè biết bệnh nhân cảm thấy thế nào để họ có thể hỗ trợ.

- Điện thoại di động hoặc máy tính bảng có thể giúp người bệnh ung thư thanh quản giao tiếp nếu giọng nói của họ không đủ mạnh. Có thể tải xuống các chương trình chuyển đổi văn bản thành giọng nói sẽ nói lên những gì bệnh nhân nhập vào. 

2. Đừng áp đặt ý kiến cho người bệnh

Mỗi người sẽ có cách phản ứng với chẩn đoán ung thư theo hướng khác nhau. Bất kỳ câu hỏi hoặc lời chuyện trò bắt đầu với các từ như "phải, bắt buộc nên thế này, nên thế kia, tại sao lại không làm…" hoàn toàn không giúp ích được gì. Vì vậy, đừng để cảm xúc của bạn lấn át mong muốn của người bệnh.

3. Để bệnh nhân tham gia các nhóm hỗ trợ

Những cuộc nói chuyện với những người khác ở trong hoàn cảnh tương tự và đối mặt với những thách thức giống như bệnh nhân có thể giúp ích. Nếu bệnh nhân không cảm thấy thoải mái khi nói về cảm xúc của mình với những người xung quanh, hãy để họ tham gia các nhóm hỗ trợ khác ngoài cộng đồng.

Không phải ai cũng thấy việc nói chuyện trong một nhóm dễ dàng, đặc biệt nếu bệnh nhân đang điều chỉnh các cách giao tiếp mới. Hãy thử đi cùng với họ để xem nhóm như thế nào trước khi bệnh nhân quyết định có tham gia hay không. 

4. Thường xuyên cười

Nếu luôn buồn bã hay ủ dột trong hành trình chống lại bệnh ung thư thanh quản, người bệnh đã đóng cánh cửa của niềm vui trong cuộc sống. Bạn hãy giúp người thân bị ung thư sống vui vẻ trong những ngày chống chọi với bệnh tật bằng cách kể những câu chuyện cười, mua những món ăn ngon mà họ thích, nói chuyện hài hước…

5. Hỗ trợ trực tuyến

Mặc dù trải nghiệm của mỗi người là rất riêng biệt, một số bệnh nhân thấy hỗ trợ trực tuyến là một cách hữu ích để đặt câu hỏi và chia sẻ kinh nghiệm. Bạn có thể để bệnh nhân tâm sự trực tuyến vì đây là một cách hữu ích để giao tiếp sau khi điều trị nếu giọng nói của bạn bị ảnh hưởng.

6. Nếu bệnh nhân cần thêm trợ giúp

Những trường hợp này có thể rất khó đối phó và đôi khi người bệnh ung thư thanh quản cần thêm sự giúp đỡ. Điều này đã xảy ra với nhiều người vàbạn cần có phương án để chuẩn bị đối phó với nó.

Nếu bệnh nhân cảm thấy lo lắng, hoảng loạn hoặc buồn bã nhiều lần hoặc nghĩ rằng có thể bị trầm cảm, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc y tá. Họ có thể giới thiệu bệnh nhân đến một bác sĩ tâm lý hoặc nhân viên tư vấn có thể giúp đỡ. Họ cũng có thể kê toa thuốc để giúp giảm lo lắng hoặc thuốc chống trầm cảm.

7. Phân chia công việc chăm sóc người bệnh

Các thành viên trong gia đình nên cùng nhau chia sẻ công việc chăm sóc người bệnh thay vì giao trách nhiệm cho một người. Ví dụ, nếu mẹ mắc bệnh, bố sẽ là người đưa mẹ đi tái khám còn bạn cùng em gái phân công nhau nấu ăn, tắm rửa (nếu bệnh nặng) và cho mẹ uống thuốc đúng giờ.

Nguồn: https://www.macmillan.org.uk/information-and-support/larynx-cancer/treating/after-treatment/care-after-treatment/who-can-help.html


Tác giả: Thắng Lê