Lưu ý cho người nhà khi chăm sóc bệnh nhân ung thư amidan

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Lưu ý cho người nhà khi chăm sóc bệnh nhân ung thư amidan
Bệnh nhân ung thư amidan ngay cả khi đang điều trị hay sau khi kết thúc điều trị đều cần một chế độ chăm sóc và theo dõi hợp lý. Người nhà khi chăm sóc bệnh nhân cần lưu ý những gì?

1. Chú ý những biểu hiện cơ thể bất thường khi đang điều trị

Quá trình điều trị ung thư amidan có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người bệnh. Vì thế mà người nhà cần chú ý tới những biểu hiện bất thường có thể xảy ra để báo với bác sĩ và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Một số tác dụng phụ khi điều trị ung thư amidan có thể xảy ra bao gồm:

- Chảy máu kéo dài hơn 24 giờ sau khi phẫu thuật

- Sốt cao và li bì kèm buồn nôn và mệt mỏi: đây có thể là biểu hiện của nhiễm trùng vết mổ

- Khó thở, ho có đờm

- Tiêu chảy không ngừng sau hóa trị liệu

...

2. Hướng dẫn bệnh nhân ung thư amidan vệ sinh răng miệng đúng cách

Quá trình điều trị và sau khi kết thúc điều trị bệnh nhân ung thư amidan có thể gặp phải một hoặc một vài các vấn đề về răng miệng như các vết lở loét, viêm niêm mạc miệng hoặc chảy máu răng, sâu răng,...

Vì thế mà người nhà cần hỏi bác sĩ những hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách như thế nào để chỉ cho người bệnh. Vệ sinh răng miệng đối với mỗi một vấn đề răng miệng khác nhau cũng sẽ có những khác nhau cơ bản. Nhưng về nguyên tắc thì bệnh nhân cần phải giữ răng miệng sạch sẽ và có độ ẩm.

Ví dụ như:

- Chải răng và chải nướu trong và sau hóa trị liệu ung thư đầu cổ nên sử dụng bàn chải có lông mềm, tần suất vệ sinh là từ 2 - 3 lần trong một ngày và mỗi lần vệ sinh từ 2 cho tới 3 phút.

- Vệ sinh lại bàn chải cho bệnh nhân ung thư amidan sau mỗi lần sử dụng

- Mua kem đánh răng hoặc các dung dịch không chứa những hợp chất kích ứng niêm mạc miệng

...

3. Chú ý về chế độ dinh dưỡng

Mỗi một giai đoạn điều trị khác nhau thì chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư amidan cũng sẽ có những thay đổi nhất định. Tuy nhiên thì nguyên tắc chung vẫn là những thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, dễ nuốt.

Thời kì đầu sau phẫu thuật cắt amidan bệnh nhân ung thư amidan có thể phải sử dụng thêm ống thông đưa thẳng thức ăn qua dạ dày. Sau đó khi vết sẹo bắt đầu hồi phục thì nên để người bệnh dần dần quay trở lại với chế độ ăn thường ngày, tránh chỉ cho bệnh nhân ăn uống đồ lỏng, mềm trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng tới cơ hàm và hoạt động nhau nuốt khó khăn.

Ngoài ra thì người nhà nên cho bệnh nhân uống nhiều nước và chia nhỏ bữa ăn để hệ tiêu hóa không bị áp lực.

4. Chuẩn bị tâm lý cho người bệnh sau điều trị

Sau phẫu thuật ung thư amidan người nhà nên chuẩn bị tâm lý cho người bệnh về những thay đổi của cơ thể chẳng hạn như thay đổi giọng nói, thay đổi cách thở, cách nhai nuốt và thậm chí có thể là biến dạng khuôn mặt.

Cần động viên bệnh nhân ung thư amidan rằng những thay đổi này có biện pháp đối phó được. 

5. Ghi nhớ lịch hẹn khám, tái khám của bác sĩ

Người nhà bệnh nhân ung thư amidan cũng cần thay người bệnh ghi nhớ các lịch khám, tái khám, lịch xét nghiệm mà bác sĩ dặn theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

Hãy trao đổi với bác sĩ về những vấn đề mà bạn cần chú ý hay cần ghi nhớ để giúp đỡ bệnh nhân "yên tâm" chiến đấu chống lại bệnh tật.

6. Hỏi bác sĩ về các bài tập, phương pháp phục hồi

Một trong những điều quan tâm thiết yếu sau điều trị ung thư amidan chính là phục hồi các chức năng như chức năng nhai nuốt, lấy lại giọng nói, phục hồi thể chất,..

Các bác sĩ sẽ chỉ cho bạn cách làm thế nào để giúp người bệnh phục hồi hiệu quả. Điều bạn cần làm chính là theo dõi và kiểm tra bệnh nhân xem có thực hiện đúng không.


Tác giả: NVD