Lông mi quặm, tuyệt đối không chủ quan

Lông mi quặm, tuyệt đối không chủ quan
Những người có lông mi quặm thường cảm thấy ngứa ngáy, vướng víu. Quặm mi không phải là triệu chứng nhỏ, có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Cùng tìm hiểu bài viết sau để không còn chủ quan khi mắt bị quặm mi!

Chứng lông mi quặm có tên tiếng Anh là trichiasis. Bất cứ ai cũng có thể gặp phải hiện tượng này.  Quặm mi ở mắt còn dễ lặp đi lặp lại nhiều lần, khó có thể chữa dứt điểm, có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường.

1. Lông mi quặm là gì?

Lông mi có tác dụng bảo vệ mắt. Bình thường, các hàng lông mi sẽ mọc hướng ra phía ngoài cơ thể. Thế nhưng lông mi quặm thì ngược lại, khi đó, các sợi mi sẽ mọc với hướng khác thường.

Quặm mi là tình trạng lông mi bị cuộn hay quặm lại, khiến cho mắt cảm thấy cực kì khó chịu và vướng víu. Thuật ngữ “quặm mi” được hiểu là mi mắt bị cuộn vào phía trong nhãn cầu. Cùng với đó lông mi cũng bị kéo theo, làm đổi hướng của lông mi khiến chúng chạm vào mắt hoặc phần da quanh mắt gây đau đớn, ngứa, cộm, khó nhìn.

Lông mi quặm là gì? Đừng chủ quan khi mắt bị quặm mi! - Ảnh 1.

Một bệnh nhân bị quặm hàng mi dưới - Ảnh: Internet

Đọc thêm:

Bật mí những cách làm lông mày rậm và đen tự nhiên chỉ sau một tuần

Điểm danh 8 cách làm lông mi dài tại nhà để sở hữu hàng mi dài và cong vút

Tình trạng này không chỉ tạo cảm giác khó chịu, bức bối mà còn vô cùng nguy hiểm khi lông mi cọ xát vào mắt như thế sẽ làm mắt bị tổn thương. Bởi mắt là bộ phận rất nhạy cảm nên mắt có thể bị đỏ, bị đau mắt, dễ nhiễm các bệnh khác về mắt và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác.

2. Triệu chứng của lông mi bị quặm

Ban đầu, lông mi quặm thường chỉ xuất hiện ở một vài lông mi, nhưng lâu dần sẽ tác động đến nhiều lông mi hơn hay toàn bộ hàng mi. 

Các lông mi ấy có thể cọ vào chỗ giác mạc ( chính là tròng/ lòng đen của mắt) hay kết mạc (tròng/ lòng trắng), sẽ làm cho mắt có những triệu chứng như:

- Mắt bị kích thích, ngứa ngáy, cảm thấy bị cộm, bị vướng trong mắt. Sau đó thì bị đỏ, đau rát do ma sát quá nhiều.

- Mắt bị chảy nhiều nước mắt liên tục, bị đọng nhiều ghèn

- Mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng, bị đau nhức khi ánh sáng chiếu tới

- Mắt bị nhìn mờ, đôi khi cảm giác có những đốm đen, vẩn mờ như ruồi bay trước mắt

3. Nguyên nhân quặm mi ở mắt

Lông mi quặm do nguyên nhân yếu cơ là phổ biến nhất, thường gặp ở người lớn tuổi, các cơ nâng mi bị yếu đi khiến cho hàng mi bị cuộn vào trong mắt. Quặm mi ở trẻ em thường là do bẩm sinh. Cũng có một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này.

Quặm mi thường do các nguyên nhân chủ yếu sau:

- Do chấn thương, mắt sau khi phẫu thuật, các mô sẹo xuất hiện có thể ảnh hưởng tới hướng mọc của hàng mi.

- Do cơ thể phát triển, lớn lên, kích thước và hình dạng của mi, lông mi có thể thay đổi tạm thời.

- Do lão hóa gây yếu cơ: các cơ và mô nâng mi bị lão hóa khiến mi mắt bị cuốn gập vào trong mắt, lộn mi mắt có thể dẫn tới nhiễm trùng.

- Do mắt bị bệnh như: viêm bờ mi (khi mi mắt bị viêm sẽ rất dễ bị kích ứng khiến bong tróc da, mắt tiết ra nhiều chất nhầy càng tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển tấn công mắt); nhiễm trùng virus Herpes (nhiễm trùng này có thể làm hỏng mắt và mi mắt, ảnh hưởng tới thị lực); đau mắt hột (đây là một bệnh gây nhiễm trùng mí mắt nguy hiểm ảnh hưởng không chỉ đến hàng mi mà nghiêm trọng hơn có thể gây mù lòa).

Lông mi quặm là gì? Đừng chủ quan khi mắt bị quặm mi! - Ảnh 2.

Mắt bị viêm dễ dẫn đến hiện tượng lông mi bị quặm hơn - Ảnh: Internet

Ngoài ra, hội chứng Stevens-Johnson và một số bệnh mãn tính khác cũng có thể gây ra quặm lông mi trong một vài trường hợp

4. Biến chứng quặm mi mắt

Quặm mi kéo dài không được chữa trị có thể dẫn đến sẹo giác mạc cũng như gia tăng nguy cơ viêm loét giác mạc. Quặm mi gây sự kích thích kết mạc, giác mạc. Điều này rất nghiêm trọng có thể dẫn đến giảm sút thị lực, thậm chí trong những trường hợp nặng có thể dẫn đến mờ vĩnh viễn thậm chí mù lòa hoàn toàn.

Lông mi quặm là gì? Đừng chủ quan khi mắt bị quặm mi! - Ảnh 3.

Giác mạc của bệnh nhân quặm mi thường xuyên bị đỏ và đau do ma sát của lông mi bị quặm - Ảnh: Internet

Bệnh quặm lông mi ban đầu có thể chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhưng lâu dần khi mắt bị cọ xát quá nhiều sẽ khiến mắt bị đau, tổn thương và có các biến chứng nguy hiểm

 Vậy nên khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng cần đi khám và xử lý ngay. Nếu vừa bị quặm mi vừa cần phải phẫu thuật đục thủy tinh thể thì quặm mi cần được xử lý trước. 

5. Cần làm gì khi bị quặm mi?

Lông mi quặm có kích thích trực tiếp tới mắt, vướng mắt khiến người bệnh hay dụi mắt nhưng làm vậy rất dễ khiến mắt bị tổn thương nhiều hơn. Vì thế cần có các phương pháp điều trị càng sớm càng tốt.

Tùy vào tình trạng bệnh mà mắt cần được khám để có các cách chữa trị phù hợp, hiệu quả nhất.

- Với bệnh viêm giác mạc chấm nông: tra thuốc mỡ kháng sinh ngày 3 lần. Các loại thuốc mỡ an toàn cho mắt được sử dụng trong trường hợp này là:, Erythromycin, Tobramycin...

- Để tạm thời giảm gây tổn thương lên mắt có thể dùng băng dính để kéo bờ mi ra, tránh để tiếp xúc với mắt.

- Để điều trị dứt điểm tránh tái phát thường cần phải phẫu thuật. Việc phẫu thuật bản chất là muốn khôi phục sự đàn hồi của mi, cố định mi về vị trí bình thường. Sau khi phẫu thuật, mắt cần ít nhất từ 5 - 7 ngày để hồi phục.

Nếu chỉ có một vài cọng lông mi bị mọc ngược thì chỉ cần loại bỏ lông mi và nang lông đó là có thể khắc phục, mi sẽ mọc ra đúng hướng bình thường. Và các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này cũng cần tìm hiểu và giải quyết.

Lông mi quặm là gì? Đừng chủ quan khi mắt bị quặm mi! - Ảnh 4.

Đừng chủ quan khi bị quặm mi, nếu không thị lực của mắt sẽ dần bị giảm sút nghiêm trọng - Ảnh: Internet

Trong trường hợp lông mi mọc ra vẫn bị ngược hoặc có nhiều lông mi bị mọc sai hướng thì cần thực hiện các biện pháp triệt để hơn như:

- Chữa lông mi quặm bằng phương pháp triệt lông vĩnh viễn: Triệt lông bằng phương pháp điện phân hủy giúp loại bỏ nang lông khiến lông mi không mọc ra nữa, không còn phải lo lông bị mọc ngược

Ngày nay, còn có một phương pháp khác là triệt lông bằng cách sử dụng laser. Triệt lông bằng laser rất phổ biến và thực tế cho thấy phương pháp này hiệu quả hơn phương pháp trên. Theo nghiên cứu năm 2015, tỉ lệ thành công khi dùng laser là 81% và khi dùng điện phân hủy là 49%.  

- Chữa lông mi quặm bằng phương pháp phẫu thuật lạnh: Phương pháp này các lông mi quặm và nang lông sau khi đã đóng băng chúng

- Chữa lông mi quặm bằng phương pháp phẫu thuật tái định vị: Phẫu thuật đưa mí mắt về vị trí đúng ban đầu của nó để hướng mi không còn bị lệch, quặm vào nữa

Lưu ý:

- Trong trường hợp phải trì hoãn việc phẫu thuật, có thể áp dụng treo hoặc tạm khâu lại vùng da mi phía thái dương, kết hợp sử dụng nước mắt nhân tạo để giảm ma sát, tránh để mắt bị cọ xát, bảo vệ mắt

- Với người cao tuổi hay gặp hiện tượng quặm lông mi dưới, nên thường xuyên mát xa mắt, xoa bóp vùng da xung quanh mi mắt tạo cảm giác dễ chịu hơn.

Vậy là bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Quặm lông mi là gì?”. Lông mi quặm tuy không quá nguy hiểm nhưng ngay khi xuất hiện những triệu chứng bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và chữa trị kịp thời, tránh những biến chứng nặng nề cho mắt.


Tác giả: Thùy Dung